Đây là côn trùng lớn nhất từng tồn tại trên Trái đất

Chuồn chuồn khổng lồ có sải cánh 71 cm và sinh sống trên siêu lục địa Pangaea cách đây 275 triệu năm.

Rất lâu trước khi loài chim thống trị bầu trời, một quái vật giống chuồn chuồn giữ danh hiệu côn trùng lớn nhất mọi thời đại. Mang tên Meganeuropsis permiana, loài côn trùng đã tuyệt chủng này có sải cánh ước tính 71 cm, lớn bằng một con chim bồ câu béo tốt, theo IFL Science.

Đây là côn trùng lớn nhất từng tồn tại trên Trái đất
Meganeuropsis permiana có hình dáng rất giống chuồn chuồn hiện đại. (Ảnh: Marbury)

Dấu vết còn sót lại của M. permiana cho thấy chúng trông rất giống chuồn chuồn ngày nay, dù chúng không được phân loại như chuồn chuồn đích thực. Thay vào đó, chúng thuộc lớp côn trùng đã tuyệt chủng có tên Meganisoptera hay griffinfly.

M. permiana sống vào cuối kỷ Permi cách đây khoảng 275 triệu năm khi Trái Đất rất khác thời nay. Tất cả dải đất lớn trên hành tinh đều tụ lại thành một siêu lục địa gọi là Pangaea, hình thành sau khi lục địa Euramerica và Gondwana va chạm. Trong khi đất liền chủ yếu do bò sát thống trị, côn trùng trải qua sự gia tăng đáng kể về mức độ đa dạng ở thời điểm đó.

Meganeuropsis là họ côn trùng bao gồm hai loài. Loài M. permiana lớn hơn được mô tả lần đầu tiên bởi nhà côn trùng học và cổ sinh vật học người Mỹ Frank Carpenter vào năm 1939 dựa trên một mẫu vật không hoàn chỉnh tìm thấy ở Elmo, Kansas. Vài năm sau, ông mô tả một loài tương tự nhỏ hơn gọi là Meganeuropsis americana.

Mẫu vật côn trùng cực kỳ khó phát hiện. Do không có xương, côn trùng không hóa thạch theo cách giống động vật có vú, cá, chim và bò sát. Về lý thuyết, có một giới hạn về độ lớn mà côn trùng có thể phát triển. Dường như M. permiana đã đạt tới ngưỡng giới hạn đó.

Đầu tiên, chúng bị hạn chế bởi bộ xương ngoài. Côn trùng lột xác khi phát triển và đó là một quá trình hao tốn sức lực. Côn trùng càng lớn, nó càng cần nhiều năng lượng và tài nguyên để tạo ra một bộ xương ngoài mới to hơn.

Thứ hai, côn trùng hít thở theo cách hoàn toàn khác chim chóc, bò sát và động vật có vú. Chúng hít thở không khí qua hệ thống ống nhỏ gọi là khí quản cung cấp oxy trực tiếp cho tế bào. Khi côn trùng lớn hơn, các ống chứa đầy khí hoạt động kém hiệu quả hơn trong việc cung cấp oxy cho toàn bộ tế bào. Côn trùng cũng có hệ trao đổi chất tương đối đơn giản, không phù hợp với duy trì kích thước cơ thể lớn hơn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn cô gái được chôn cùng hơn 150 bộ xương động vật

Bí ẩn cô gái được chôn cùng hơn 150 bộ xương động vật

Các nhà khảo cổ ở Kazakhstan vừa khai quật được mộ của một cô gái thời đồ đồng và rất nhiều đồ vật chôn cùng, trong đó có rất nhiều xương động vật được cho rằng có thể được người quá cố sử dụng ở thế giới bên kia.

Đăng ngày: 30/10/2023
Sự thật lạnh người về “siêu lục địa sát thủ”

Sự thật lạnh người về “siêu lục địa sát thủ”

Thời kỳ đại tuyệt chủng 390 triệu năm trước trên " siêu lục địa đã chết" Gondwana vừa được vén màn bí ẩn, là lời cảnh báo rùng mình cho chính người hiện đại.

Đăng ngày: 30/10/2023
Cô gái trẻ phát hiện khó báu 1.000 năm tuổi chứa giá trị cực khủng, giới khoa học cũng phải choáng váng

Cô gái trẻ phát hiện khó báu 1.000 năm tuổi chứa giá trị cực khủng, giới khoa học cũng phải choáng váng

Tình cờ dò kim loại ở cánh đồng ngô, cô gái trẻ này đã may mắn tìm thấy kho báu hàng ngàn năm tuổi.

Đăng ngày: 28/10/2023
Phát hiện lựu đạn nhà Minh dưới chân Vạn lý Trường thành

Phát hiện lựu đạn nhà Minh dưới chân Vạn lý Trường thành

hững viên lựu đạn bằng đá nhồi thuốc súng trong lõi là vũ khí thuận tiện để lính gác ném vào kẻ thù muốn công thành.

Đăng ngày: 28/10/2023
Ảnh vệ tinh

Ảnh vệ tinh "khai quật" hàng trăm pháo đài La Mã ở Trung Đông

Hình ảnh vệ tinh do thám thời Chiến tranh Lạnh vừa được giải mật đã hé lộ hàng trăm pháo đài La Mã chưa từng được biết đến trước đây, lật lại hiểu biết của các sử gia về đế chế cổ đại này.

Đăng ngày: 27/10/2023
DNA 37.000 năm ở Crimea có thể làm thay đổi lịch sử nhân loại

DNA 37.000 năm ở Crimea có thể làm thay đổi lịch sử nhân loại

DNA từ hài cốt 2 người cổ đại được khai quật tại di chỉ Buran-Kaya III trên bán đảo Crimea có thể khiến giới khoa học viết lại một giai đoạn quan trọng trong lịch sử di cư và tiến hóa của nhân loại.

Đăng ngày: 27/10/2023
Tái hiện cảnh mực khổng lồ cổ đại bắt mồi

Tái hiện cảnh mực khổng lồ cổ đại bắt mồi

Cách đây hàng triệu năm, mực khổng lồ như loài Cameroceras thống trị đại dương cổ đại với lớp vỏ cao tới 8m.

Đăng ngày: 27/10/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News