Đây là loài vật lộn ngược nhanh nhất hành tinh

Bọ đuôi bật hình cầu chỉ dài vài mm nhưng có thể bật cao tới 60 mm và chỉ mất một phần nghìn giây để lộn ngược trên không trung.


Bọ đuôi bật hình cầu có khả năng bật nhảy lộn ngược nhanh nhất hành tinh. (Video: Adrian Smith).

Nhóm nghiên cứu tại Đại học bang Bắc Carolina phát hiện bọ đuôi bật hình cầu (Dicyrtomina minuta) có khả năng nhảy lộn ngược nhanh đáng kinh ngạc, Interesting Engineering hôm 30/8 đưa tin. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Integrative Organismal Biology.

"Khi bọ đuôi bật hình cầu nhảy, chúng không chỉ nhảy lên rồi đáp xuống mà còn lộn vòng trên không trung", Adrian Smith, phó giáo sư nghiên cứu sinh học tại Đại học Bang Bắc Carolina, giải thích. Smith cho biết, không loài vật nào khác có thể sánh được với tốc độ lộn ngược của chúng.

Bọ đuôi bật hình cầu chỉ dài vài mm và không hề gây đe dọa vì chúng không bay cũng không cắn. Cách tự vệ duy nhất của chúng trước kẻ săn mồi là nhảy, và chúng làm cực kỳ tốt, thường biến mất khỏi tầm nhìn trong tích tắc. Tuy nhiên, việc nghiên cứu cú nhảy của loài bọ này là một thách thức. Chúng nhanh đến mức bị nhòe trong ảnh chụp của camera thông thường.

Để giải quyết vấn đề này, Smith cùng đồng nghiệp sử dụng camera ghi hình với tốc độ 40.000 khung hình mỗi giây. Sử dụng ánh sáng hoặc một cú chạm nhẹ từ cây cọ vẽ, Smith kích thích những con bọ bật nhảy. Sau đó, ông nghiên cứu chuyển động nhảy của chúng, bao gồm tốc độ bật lên, khoảng cách di chuyển và kiểu tiếp đất.

Đây là loài vật lộn ngược nhanh nhất hành tinh
Bọ đuôi bật có thể phóng lên cao 60 mm, gấp hàng chục lần chiều dài cơ thể.

Qua đó, họ phát hiện bản chất sinh học đằng sau những cú lộn ngược ấn tượng. Thay vì chân, chúng nhảy bằng cách sử dụng một phần phụ đặc biệt gọi là furca xếp gọn dưới bụng. Phần phụ này có một đầu nhỏ chẻ nhánh, giúp con bọ thực hiện một loạt cú lộn ngược cực nhanh trong lúc nhảy. Tuy nhiên, việc tiếp đất với chúng khá khó khăn.

Bọ đuôi bật hình cầu chỉ mất một phần nghìn giây để lộn ngược và đạt tốc độ quay tối đa là 368 vòng mỗi giây. Hơn nữa, chúng có thể phóng lên cao 60 mm, gấp hàng chục lần chiều dài cơ thể.

Những cú nhảy không được định hướng hay hướng về phía trước. Do đó, nhóm nghiên cứu nhận định rằng chúng nhảy không phải để di chuyển mà để sinh tồn. "Chúng tôi nghĩ cú nhảy của chúng chỉ dùng để nhanh chóng thoát khỏi kẻ săn mồi hoặc những mối nguy hiểm khác mà chúng có thể gặp phải", Smith nói.

Hiện tại, mục tiêu chính của nghiên cứu là miêu tả và phân tích tốt hơn hành vi của bọ đuôi bật hình cầu. Tuy nhiên, với sự gia tăng của các robot và drone lấy cảm hứng từ thiên nhiên, khả năng nhảy đặc biệt của chúng có thể là nguồn cảm hứng cho công nghệ trong tương lai. "Chúng tôi đang thực hiện các nghiên cứu tiếp theo để tìm ra một số nguyên tắc thiết kế và kỹ thuật chung từ những sinh vật này", Smith cho biết.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học phát hiện hơn 1.700 virus chưa từng được biết đến trong băng tan chảy

Các nhà khoa học phát hiện hơn 1.700 virus chưa từng được biết đến trong băng tan chảy

Các nhà khoa học đã phát hiện ra hơn 1.700 loại virus cổ đại ẩn mình sâu bên trong một sông băng ở miền Tây Trung Quốc, phần lớn trong số đó chưa từng được phát hiện trước đây.

Đăng ngày: 03/09/2024
Phát hiện loài cây mới chuyên

Phát hiện loài cây mới chuyên "đánh cắp" dinh dưỡng để tồn tại

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một loài thực vật mới Thismia malayana, có thể sống sót bằng cách lấy chất dinh dưỡng từ nấm dưới lòng đất.

Đăng ngày: 01/09/2024
Bí quyết gì giúp muỗi tìm được người để đốt trong đêm tối?

Bí quyết gì giúp muỗi tìm được người để đốt trong đêm tối?

Bật đèn lên, muỗi biến mất. Tắt đèn đi, tiếng vo ve khó chịu của nó lại tiếp diễn. Muỗi luôn tìm được bạn, đánh thức bạn bởi những vết cắn cực kỳ khó chịu.

Đăng ngày: 30/08/2024
Chuồn chuồn là món ăn độc đáo và vị thuốc quý?

Chuồn chuồn là món ăn độc đáo và vị thuốc quý?

Nghiên cứu cho thấy ở một số khu vực của các tỉnh Iwate và Akita, người dân địa phương đã sử dụng chuồn chuồn không chỉ như món ăn mà còn như một vị thuốc quý.

Đăng ngày: 30/08/2024
Độ cao lớn nhất mà côn trùng có thể bay được là bao nhiêu?

Độ cao lớn nhất mà côn trùng có thể bay được là bao nhiêu?

Một loài bướm mai rùa có thể bay cao 5.791m, trở thành loài côn trùng bay cao nhất mà con người từng phát hiện.

Đăng ngày: 30/08/2024
Ong mất khứu giác sau đợt nắng nóng

Ong mất khứu giác sau đợt nắng nóng

Khi nhiệt độ tăng, sản lượng cây trồng phụ thuộc vào những loài thụ phấn như ong có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đăng ngày: 29/08/2024
Sinh vật bọc thép ở châu Phi: Phun máu để tấn công kẻ thù nhưng lại thành mồi ngon cho đồng loại

Sinh vật bọc thép ở châu Phi: Phun máu để tấn công kẻ thù nhưng lại thành mồi ngon cho đồng loại

Sinh vật bọc thép ở châu Phi này sở hữu 5 tuyến phòng thủ kẻ thù. Một trong số đó lại trở thành điểm chí mạng của chúng.

Đăng ngày: 28/08/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News