Để trẻ một mình trong xe hơi dưới trời nóng nguy hiểm thế nào?

Trẻ nhỏ nếu ở trong một chiếc xe với nhiệt độ cao như vậy, thân nhiệt sẽ tăng lên nhanh chóng và khi vượt qua 40°C, tình trạng đột quỵ nhiệt sẽ xảy ra.

Chỉ tính riêng Mỹ đã có hơn 900 trẻ em thiệt mạng vì nguyên nhân như trên kể từ năm 1990 đến nay. Cũng theo NoHeatstroke.org, gần 74% số ca tử vong là ở trẻ em từ 2 tuổi trở xuống. Những trường hợp này xảy ra khi trẻ bị bỏ lại trong một chiếc xe dưới thời tiết nóng do người lớn quên hoặc đôi khi trẻ vô tình đi vào bên trong những chiếc xe không khóa cửa mà không có người lớn. Hay đôi khi có những bậc phụ huynh để con lại trên xe vì nghĩ rằng họ chỉ đi đâu đó một lát sẽ quay lại ngay lập tức.

Tuy nhiên, Nathan Allen, bác sĩ chuyên khoa cấp cứu tại Đại học Chicago cảnh báo: “Không có thời gian nào là an toàn khi để trẻ một mình trong xe ô tô”.


Để trẻ một mình trong xe ô tô có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ. (Ảnh minh họa)

Trẻ em dễ bị tổn thường và có nguy cơ mắc bệnh liên quan tới nhiệt độ cao hơn người lớn vì cơ thể chúng tạo ra nhiệt nhiều hơn so với kích thước cơ thể. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ lưu ý rằng cơ thể trẻ em nóng lên nhanh gấp 3-5 lần so với người lớn. Ngoài ra, khả năng làm mát qua mồ hôi của trẻ không được phát triển như người lớn. Vì vậy, một đứa trẻ nếu bị bỏ lại trên một chiếc xe ô tô quá nóng chỉ vài phút thôi cũng cực kỳ nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.

Theo Omni Calculator, nhiều thí nghiệm đã chỉ ra rằng ngay cả vào một ngày hè mát mẻ, nhiệt độ bên trong một chiếc xe kín có thể nhanh chóng vượt quá 52°C. Lý do khiến cho nhiệt độ trong một chiếc xe nóng hơn so với môi trường xung quanh là vì hiệu ứng nhà kính xảy ra trong xe, chính tác động đó là nguyên nhân chính của sự nóng lên toàn cầu.

Cửa sổ xe hơi hoạt động tương tự như bầu khí quyển của Trái đất; chúng gần như trong suốt đối với bức xạ ánh sáng (có bước sóng ngắn ), nhưng ngăn bức xạ nhiệt (bước sóng dài) rời khỏi. Do đó, bức xạ mặt trời đi qua cửa sổ và làm nóng lên các thiết bị nội thất của xe, ví dụ, bảng điều khiển, ghế ngồi hoặc sàn. Những thiết bị này sau đó phát ra bức xạ nhiệt, nhưng nó bị chặn bởi cửa sổ xe hơi. Điều này bẫy bức xạ nhiệt trong xe, khiến nhiệt độ trong xe tăng lên đáng kể.

Trẻ em rất dễ bị ảnh hưởng bởi sức nóng và các biện pháp như đỗ xe trong bóng râm hay để cửa sổ mở cũng không thể ngăn chặn thảm kịch xảy ra.

Để minh họa mức độ trẻ em dễ bị tổn thương, Omni Calculator phân tích những gì xảy ra và nhanh như thế nào nếu bạn để con trẻ một mình trong một chiếc xe ô tô.

Khi trẻ ở trong xe và nhiệt độ ngoài trời là 19°C

  • Trong vòng 60 phút, nhiệt độ cơ thể ở 38°C, trẻ bị đổ mồ hôi và khát nước.
  • Sau 90 phút, nhiệt độ cơ thể ở 39°C, trẻ bị ra mồ hôi nhiều, đỏ bừng và tăng nhịp tim. Trẻ có thể bị động kinh và có thể bắt đầu co giật.
  • Sau 150 phút, nhiệt độ cơ thể là 40°C, trẻ ngất xỉu, mất nước, suy nhược, nôn mửa, khó thở đều xảy ra và đe dọa tính mạng .


Vào một ngày hè mát mẻ, nhiệt độ bên trong một chiếc xe kín có thể nhanh chóng vượt quá 52°C. (Ảnh minh họa).

Khi trẻ ở trong xe với nhiệt độ ngoài trời là 24°C

  • Trong vòng 40 phút, trẻ sẽ ra mồ hôi, khát nước và có nguy cơ bị hạ thân nhiệt.
  • Sau 60 phút, trẻ đổ mồ hôi nhiều, đỏ bừng mặt, nhịp tim tăng nhanh và trẻ có thể bị động kinh, co giật.
  • Sau 90 phút, trẻ có thể bị đe dọa đến tính mạng và bao gồm ngất xỉu, mất nước, suy nhược, nôn mửa và khó thở.
  • Sau 160 phút, trẻ bị đau đầu dữ dội, chóng mặt, nhầm lẫn, ảo giác và mê sảng.

Khi nhiệt độ cơ thể vượt qua 40°C, đột quỵ nhiệt có thể xảy ra. Điều đó lấn át sự kiểm soát nhiệt độ của não, gây ra các triệu chứng như chóng mặt, mất phương hướng, kích động, nhầm lẫn, chậm chạp, co giật, mất ý thức, thậm chí tử vong.

Omni Calculator cũng chỉ ra rằng các tấm che nắng và cửa sổ pha màu có thể làm chậm tốc độ tăng nhiệt độ trong xe một chút, nhưng nhiệt độ bên trong cuối cùng vẫn gần như giữ nguyên.


Khi nhiệt độ cơ thể quá 40°C, đột quỵ nhiệt sẽ xảy ra. (Ảnh minh họa).

Xử trí khi trẻ bị sốc nhiệt

  • Cần đưa trẻ ra khỏi ngay môi trường có nhiệt độ cao đến nơi có bóng râm, cởi bỏ quần áo. Đắp khăn mát hoặc xối nước lên người trẻ.
  • Cho trẻ uống nước (không có cồn, caffeine hoặc chất kích thích) nếu trẻ có thể uống được.
  • Hồi sức tim phổi nếu trẻ không tỉnh và không thở.
  • Cho trẻ đến cơ sở y tế nếu trẻ vẫn không khỏe.

Vì sao ngủ trong ô tô dễ chết người?

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 30/06/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News