Đề xuất đưa rùa Hoàn Kiếm mới phát hiện về Đồng Mô
Nếu hai con rùa Hoàn Kiếm về hồ Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội), chúng sẽ được chăm sóc, bảo vệ và có thể ghép đôi.
Trở về từ hội nghị "Bảo vệ các cá thể rùa hoang dã trên hồ Đồng Mô và Xuân Khanh" do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức sáng 10/5, đại diện Chương trình bảo tồn rùa châu Á (ATP) chia sẻ rất vui mừng khi nhiều cơ quan chức năng cùng lên kế hoạch bảo vệ loài rùa quý hiếm nhất thế giới ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Đây là hai trong bốn con rùa Hoàn Kiếm trên thế giới.
Rùa Hoàn Kiếm mới tìm thấy ở hồ Xuân Khanh. (Ảnh: ATP).
Tại hội nghị, Chi cục Thủy sản Hà Nội đưa ra dự thảo kế hoạch bảo vệ hai rùa hoang dã ở thị xã Sơn Tây, trong đó nhấn mạnh đến tính cấp bách phải bảo vệ chúng. Nhiều giải pháp được đưa ra gồm: kiểm soát chất lượng nước hồ; đánh giá tác động của hoạt động du lịch, nông nghiệp ảnh hưởng đến thủy sản nói chung và rùa nói riêng; tổ chức đoàn tuần tra liên ngành theo dõi ngăn chặn hành vi gây hại cho hồ.
ATP đề nghị giới chức Hà Nội nên đưa rùa ở hồ Xuân Khanh về Đồng Mô. "Việc di chuyển này là cần thiết, bởi nếu để riêng rẽ chúng thì không có nhiều ý nghĩa về bảo tồn", ATP cho hay.
Trên hồ Đồng Mô, ATP đã xây dựng bãi cát kích thước 10x5m, dốc thoai thoải giúp rùa có cơ hội đẻ trứng và có nơi phơi nắng. Bãi cát nhân tạo tạo trên một hòn đảo nhỏ, an toàn ở giữa hồ và chỉ có thể tiếp cận bằng thuyền. Nếu đưa rùa Xuân Khanh về đây thì việc chăm sóc và bảo vệ sẽ thuận tiện hơn.
Bãi cát nhân tạo nơi rùa thường xuất hiện ở Đồng Mô. (Ảnh: ATP).
Quan điểm của ATP nhận được sự ủng hộ của ban ngành. Tuy nhiên, theo các đại biểu, ban đầu nên bảo tồn nguyên vị (vẫn để rùa ở hồ Xuân Khanh) sau đó mới chuyển vị (đưa rùa đến Đồng Mô) khi có thêm bằng chứng về giới tính rùa. Một số đại biểu lo ngại môi trường nước hồ Xuân Khanh có thể ô nhiễm, gây hại cho động vật do nằm bên cạnh nhà máy xử lý rác.
Sau cuộc họp, Sở Nông nghiệp Hà Nội sẽ tiếp tục hoàn thiện dự thảo và sớm kiến nghị lên thành phố ban hành kế hoạch bảo vệ hai con rùa Hoàn Kiếm ở Sơn Tây.
Bằng phương pháp kỹ thuật gene môi trường (eDNA), ngày 12/4 Chương trình bảo tồn rùa châu Á (ATP) công bố phát hiện rùa Hoàn Kiếm ở hồ Xuân Khanh, cách hồ Đồng Mô khoảng 10km, nâng tổng số loài lên bốn con. Cán bộ ATP phải mất 6 năm túc trực bên hồ với nhiều phương pháp mới đưa ra công bố trên. Rùa Hoàn Kiếm tên khoa học Rafetus swinhoei, là loài rùa nguy cấp, quý hiếm nhất thế giới. Đến cuối năm 2016, thế giới chỉ còn ba con được ghi nhận, trong đó hai con được nuôi ở Trung Quốc, một con hoang dã duy nhất được tìm thấy ở hồ Đồng Mô năm 2007. Rùa Rafetus swinhoei sống ở Hồ Gươm chết tháng 1/2016. |

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận
Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Những sự thật ít được biết đến về loài sói
Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Bí mật loài kiến khổng lồ có khả năng chữa vết thương cho đồng loại
Loài kiến Matabele châu Phi có thể trở thành y tá, chăm sóc cho đồng loại bị thương khi chúng tham gia kiếm mồi.
