Đêm nay, đừng bỏ lỡ cơ hội ngắm ảo giác trăng to

Đêm nay, nếu nhìn lên bầu trời đêm, bạn sẽ có cơ hội ngắm một ông Trăng "to đùng" - kết quả của một ảo giác mạnh, hiếm có.

Khi trăng tròn vào xuất hiện trong đêm nay, nhiều người sẽ lầm tưởng nó lớn khác thường khi nằm gần đường chân trời. Thực tế, đó chỉ là ảo giác. Mặt trăng khi ở gần đường chân trời chẳng hề to hơn khi ở trên đầu chúng ta.

Ảo giác này đặc biệt dễ nhận ra vào thời điểm "trăng hạ chí", tức là 2 ngày trước khi mùa hè bắt đầu ở Bắc bán cầu.

Lý do của việc này, theo NASA, nằm ở cơ chế của mặt trăng: Mặt trời và trăng tròn giống như hai đứa trẻ chơi trò bập bênh, khi một đứa ở trên cao, đứa kia sẽ xuống thấp. Trong tuần này, mặt trời hạ chí dâng cao khiến cho chúng ta thấy trăng nằm thấp, to tướng ở đường chân trời, và ảo giác này rất mạnh, kéo dài lâu.

Bầu trời mà chúng ta "thấy" có hình cái bát, khiến cho trăng ở chân trời trông to hơn trăng trên đỉnh đầu, kỳ thực không phải. Trên biểu đồ, với bầu trời "thực", mặt trăng ở vị trí nào cũng như nhau. (Ảnh: NASA)

Và đây là cơ chế của ảo giác đó: Tư duy của bạn luôn tin rằng mọi thứ ở đường chân trời thì nằm xa hơn ở đỉnh đầu, vì bạn đã quen với việc nhìn những đám mây chỉ ở cách đỉnh đầu vài dặm, nhưng các đám mây ở đường chân trời có thể thực tế cách xa hàng trăm dặm. Do vậy nếu chúng ta nghĩ rằng thứ gì đó (mặt trăng chẳng hạn) nằm xa hơn, mà thực tế lại không như vậy, thì nó sẽ trông sẽ to hơn.

Nếu bạn nghi ngờ, hãy thử mình kiểm chứng lại. Đi ra ngoài lúc trăng lên với một vật nhỏ, chẳng hạn cục tẩy bút chì. Nắm nó bằng tay khi trăng lên và so sánh kích cỡ mặt trăng với cục tẩy. Lặp lại thí nghiệm 1 hoặc 2 giờ sau khi trăng lên cao trên đỉnh đầu.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vũ trụ có mùi gì?

Vũ trụ có mùi gì?

Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.

Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News