Đến robot cũng 'tử nạn' tại vùng phóng xạ của Fukushima

Những con robot được gửi đến nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản, không thể chịu được nồng độ chất phóng xạ cao khiến các dây điện cháy khô.

Đến robot cũng 'tử nạn' tại vùng phóng xạ của FukushimaKhung cảnh nhà máy điện Fukushima Daiichi sau thảm hoạ.

5 năm trước, một trận động đất mạnh 9 độ richter kèm theo sóng thần xảy ra ở bờ biển đông bắc Nhật Bản, phá hủy hoàn toàn một số quận, khiến 19.000 người thiệt mạng và làm hư hại 4 lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, gây ra thảm họa ô nhiễm phóng xạ tồi tệ ở nước này, theo Discovery News.

Quá trình dọn dẹp nhà máy điện hạt nhân này diễn ra rất chậm chạp. Những robot điều khiển từ xa được đưa tới lò phản ứng để dọn các thanh nhiên liệu hạt nhân nóng chảy đều chết. Dây điện của chúng cháy khô do lượng chất phóng xạ quá cao phát ra từ lò phản ứng.

Cái chết của những con robot này đẩy Công ty Điện Tokyo (Tepco) vào tình thế khó khăn khi cố gắng xử lý thảm họa và chất phóng xạ rò rỉ vào nước. Theo Science Alert, Tepco chỉ mới giải quyết được 10% số rác thải phóng xạ do sóng thần và vụ tan chảy lõi lò phản ứng gây ra.


Mẫu robot được chế tạo để xử lý vật liệu phóng xạ trong lò hạt nhân.

Các robot do công ty Toshiba chế tạo đã di dời 1.535 thanh nhiên liệu chưa phân rã từ lò phản ứng số 4, nơi có nồng độ phóng xạ khá thấp, cho phép công việc tiến hành dễ dàng. Còn lò phản ứng số ba có nồng độ phóng xạ cao hơn nhiều, vượt quá khả năng chịu đựng của các thiết bị điện tử nhạy cảm và dây điện bên trong robot.

Tepco không thể đưa robot mới tới nhà máy điện để hoàn thành công việc vì mỗi con robot đảm nhiệm một chuyên môn riêng và phải mất hai năm để chế tạo chúng. Thực tế, các kỹ sư không thể tạo ra loại robot nào đủ khả năng vận hành trong môi trường phóng xạ cao như vậy. Tepco cho biết họ sẽ tái khởi động công tác dọn sạch nhà máy hạt nhân vào năm 2021 và hoàn tất trong thời gian 30-40 năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nữ tiến sĩ Việt tách chất tăng cường sinh lực từ cây thuốc

Nữ tiến sĩ Việt tách chất tăng cường sinh lực từ cây thuốc

Nhóm nghiên cứu của TS Phạm Hương Sơn đã thử nghiệm trên chuột, sau khi tách chiết thành công hợp chất kích thích sinh lực trên cây bạch tật lê.

Đăng ngày: 17/07/2018
Sự thật thú vị: Những ý tưởng kiệt xuất của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein xuất hiện trong lúc ông...rảnh rỗi nhất

Sự thật thú vị: Những ý tưởng kiệt xuất của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein xuất hiện trong lúc ông...rảnh rỗi nhất

Ít ai biết rằng, những ý tưởng kiệt xuất góp phần thay đổi nền khoa học thế giới của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein lại xuất hiện trong những lúc ông đang đi rong chơi, nghỉ ngơi trên biển.

Đăng ngày: 08/07/2018
Nữ tiến sĩ tìm ra chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị

Nữ tiến sĩ tìm ra chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị

Biết được cây bù dẻ tía có tác dụng chữa nhiều loại bệnh, PGS Nguyễn Thị Hoài đã tìm cách nghiên cứu thành phần hóa học của cây.

Đăng ngày: 29/06/2018
Nữ tiến sĩ y khoa được thưởng gần 300 triệu đồng cho bài báo quốc tế

Nữ tiến sĩ y khoa được thưởng gần 300 triệu đồng cho bài báo quốc tế

Nghiên cứu về thụ tinh ống nghiệm của TS Vương Thị Ngọc Lan và cộng sự được đăng trên tạp chí y khoa lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 22/06/2018
Người phụ nữ bị thiên thạch rơi trúng người

Người phụ nữ bị thiên thạch rơi trúng người

Theo báo Anh, The Daily Mirror, thì cứ mỗi 7.000 năm sẽ có 1 người bị thương hoặc bị chết bởi trúng một viên đá trời hay một thực thể đá từ ngoài vũ trụ rơi xuống trái đất.

Đăng ngày: 19/06/2018
Nhà phát minh vĩ đại những xa lạ với hầu hết mọi người

Nhà phát minh vĩ đại những xa lạ với hầu hết mọi người

Ovshinsky là một nhà phát minh vĩ đại với hơn 400 bằng sáng chế, trong đó có pin nickel-metal hydride vẫn đang được sử dụng để cấp năng lượng cho nhiều loại xe hybrid.

Đăng ngày: 01/06/2018
Lạ kỳ gia đình có

Lạ kỳ gia đình có "gene" đạt giải Nobel

Marie Curie là nữ khoa học gia đầu tiên đạt giải Nobel, đồng thời cũng là người đầu tiên đạt giải 2 giải Nobel trên 2 lĩnh vực khác nhau.

Đăng ngày: 30/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News