"Dị thú" còn sống từ địa cầu sơ khai: Hít không khí, thở ra điện

Địa cầu hàng tỉ năm trước đã có những... nhà máy phát điện sinh học, mà bạn phải dùng kính hiển vi mới thấy được.

Nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà vi sinh vật học Cornelia Welte của Trường ĐH Radboud (Hà Lan) đã khám phá ra một loài cổ khuẩn khó tin, có khả năng chuyển đổi khí methane thành điện chỉ nhờ... hít thở.

Cổ khuẩn là những vi sinh vật giống vi khuẩn, đã có từ thuở bình minh của địa cầu. Những bằng chứng xa xưa nhất về cổ khuẩn có niên đại lên tới 3,5 tỉ năm.


Cổ khuẩn - (Ảnh: PHYS)

Dòng giống của chúng vẫn tồn tại cho đến nay, như những "hóa thạch sống" bí ẩn và dị biệt, sống sót được trong cả những điều kiện kỳ lạ và khắc nghiệt nhất, ví dụ phân hủy khí methane để thở và "ăn" trong môi trường thiếu oxy.

Theo Science Alert, những cổ khuẩn được sử dụng trong nghiên cứu là Methanoperedens thuộc nhóm ANME, tức những cổ khuẩn tự dưỡng kỵ khí. Chúng có khả năng oxy hóa khí methane với một chút nitrat là chất xúc tác.

Nhóm nghiên cứu đã nuôi cấy cổ khuẩn này trên một trong các điện cực và phát hiện ra quá trình chuyển đổi methane tạo ra dòng điện dao động lên tới 274 miliampe/cm2.

31% năng lượng trong khí methane chúng tiêu thụ đã chuyển hóa thành điện, còn hiệu quả hơn một số nhà máy điện sinh học của con người - cũng dùng phương án biến methane thành điện. Do đó các cổ khuẩn này có thể giúp chúng ta cải thiện hiệu suất của các nhà máy điện sinh học.

Theo bài công bố trên Frontiers in Microbiology, phát hiện này còn đem đến tiềm năng cho một loại pin sinh học cực kỳ hiệu quả.

Đây cũng là phương án sử dụng năng lượng đặc biệt tốt cho môi trường bởi methane là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh, nếu "bị" sử dụng bớt thì rất có lợi cho công cuộc chống biến đổi khí hậu. Hơn nữa, việc tạo ra năng lượng sạch nhờ cổ khuẩn cũng sẽ giúp hạn chế việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Loading...
TIN CŨ HƠN
16 sự thật thú vị về lịch sử thế giới

16 sự thật thú vị về lịch sử thế giới

Bạn có thể được học về những sự kiện trọng đại nhất lịch sử thế giới trong sách giáo khoa, nhưng còn nhiều tình tiết thú vị hoặc rùng rợn mà bạn chưa khám phá.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những phong tục ma chay khác thường trên thế giới

Những phong tục ma chay khác thường trên thế giới

Ma chay là phong tục không thể thiếu được ở tất cả các nền văn hóa, quốc gia trên thế giới, tuy tựu chung cùng một mục đích là để tưởng nhớ, an nghỉ người đã khuất song mỗi nơi lại có cách thể hiện khác nhau.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tìm hiểu máy bay Airbus A320 được ưa chuộng nhất nhì thế giới

Tìm hiểu máy bay Airbus A320 được ưa chuộng nhất nhì thế giới

Vụ việc máy bay Airbus A320 của Đức rơi tại Pháp một lần nữa làm rúng động dư luận thế giới. Máy bay Airbus A320 là dòng máy bay chở khách bán chạy thứ 2 thế giới

Đăng ngày: 05/04/2025
Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng

Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng

Nếu lỡ lạc đường trong đêm tối thì vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời có thể giúp chúng ta xác định phương hướng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%

Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%

Có những sự thật về những vụ tai nạn máy bay mà bạn chưa biết.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng

Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng

Liệu bạn có thể vượt qua trở ngại thách đố những trí tuệ siêu việt nhất của nhân loại qua gần 3 thế kỷ hay không?

Đăng ngày: 04/04/2025
Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài là do thiên bẩm, không thể đào tạo mà có được. Kết luận này được các nhà khoa học Nga đưa ra. Tiến sĩ khoa học sinh học, Giáo sư Sergey Savelyev là một chuyên gia về đặc điểm cá nhân của não bộ.

Đăng ngày: 04/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News