Hành tinh "em út" Trái đất mắc kẹt với mùa hè ngược đời kéo dài 40 năm

Sáu siêu kính viễn vọng đã cùng hướng về người anh em lạnh và bí ẩn nhất của Trái đất và khám phá ra những điều hết sức lạ lùng đang diễn ra trên hành tinh này.

Trong khi bí ẩn về khí hậu kỳ lạ trên nhiều ngoại hành tinh đã được hé lộ, những gì thực sự diễn ra trên sao Hải Vương, một hành tinh nằm ngay trong Hệ Mặt trời, vẫn là câu đố thú vị đối với giới thiên văn.

Bởi lẽ với khoảng cách 4,5 tỉ km, nhiệt độ luôn âm khoảng 220 độ C và bóng tối bủa vây, cực kỳ khó quan sát hành tinh thứ 8 của Hệ Mặt trời từ Trái đất.

Hành tinh em út Trái đất mắc kẹt với mùa hè ngược đời kéo dài 40 năm
Sao Hải Vương - (Ảnh đồ họa từ dữ liệu NASA).

Theo Sci-News, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Michael Roman từ Trường Đại học Leicester (Anh) và các đồng nghiệp đã nghiên cứu về hành tinh độc đáo này bằng dữ liệu tổng hợp từ Kính viễn vọng Very Large (VLT) của Đài thiên văn Nam Âu (ESO), Kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA, 2 kính viễn vọng Subaru, Keck và Bắc Gemini ở Hawaii - Mỹ, kính viễn vọng Nam Gemini ở Chile.

Mùa hè ở Nam bán cầu của sao Hải Vương đã diễn ra từ năm 2005 đến nay và sẽ còn kéo dài đến năm 2045. Bởi lẽ người em út của Trái đất nằm xa Mặt Trời nhất nên có quỹ đạo cực lớn. Một năm ở đây dài bằng 165 năm Trái đất nên một mùa cũng kéo dài hơn 4 thập kỷ.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu ánh sáng hồng ngoại phát ra từ tầng bình lưu của Sao Hải Vương, để rồi choáng váng nhận ra nó đang... lạnh dần sau gần 2 thập kỷ trải qua cái gọi là "mùa hè".

Cụ thể, theo Science Alert, nhiệt độ trung bình của hành tinh này đã giảm khoảng 8 độ kể từ năm 2003 đến lần đo đạc tổng thể cuối cùng là năm 2018.

Ngược lại, cực Nam của hành tinh lại ấm lên đáng kể, tăng tới 11 độ chỉ từ năm 2018 đến năm 2020.

Hiện các tác giả vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác của "mùa hè lạnh" và hiện tượng cực Nam bị nung nóng đột ngột. Họ cho rằng có thể do thay đổi hóa học phức tạp trong tầng bình lưu hoặc cả bầu khí quyển, hoặc các kiểu thời tiết ngẫu nhiên và phức tạp hơn bất kỳ hành tinh nào khác của Hệ Mặt trời.

Nghiên cứu vẫn sẽ tiếp diễn bởi sao Hải Vương luôn là một mục tiêu hấp dẫn của giới thiên văn. Tuy nó lạnh và có vẻ chết chóc nhưng NASA nghi ngờ là có đại dương ngầm dưới vỏ băng của hành tinh này.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Planetary Science Journal.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vật thể liên sao đầu tiên phát nổ trên Trái đất

Vật thể liên sao đầu tiên phát nổ trên Trái đất

Một quả cầu lửa bốc cháy trên bầu trời Papua New Guinea năm 2014 là vật thể bay nhanh đến từ hệ sao khác, theo thông báo gần đây của Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ (USSC).

Đăng ngày: 12/04/2022
Bão Mặt trời đang liên tiếp trút xuống Trái đất

Bão Mặt trời đang liên tiếp trút xuống Trái đất

Một cơn bão Mặt trời mạnh ở mức G3 vừa được Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA) ghi nhận và vẫn đang hoành hành.

Đăng ngày: 12/04/2022

"Hạt ma quỷ" từ chiều không gian khác xuất hiện khắp Trái đất?

Di tích vũ trụ từ chiều không gian khác có thể chính là các hạt ma quỷ vô hình tạo nên thứ gọi là vật chất tối mà các nhà khoa học khắp thế giới đang theo đuổi.

Đăng ngày: 12/04/2022
Phi hành đoàn tư nhân đầu tiên đặt chân lên Trạm Vũ trụ Quốc tế

Phi hành đoàn tư nhân đầu tiên đặt chân lên Trạm Vũ trụ Quốc tế

Tối 9/4, chuyến bay đưa phi hành đoàn tư nhân đầu tiên lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) đã được thực hiện tại Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Florida (Mỹ), bắt đầu một sứ mệnh khoa học kéo dài trong 1 tuần.

Đăng ngày: 12/04/2022
Kế hoạch điên rồ

Kế hoạch điên rồ "tóm gọn" tên lửa quay về Trái đất bằng máy bay trực thăng

Nhà cung cấp dịch vụ phóng tàu vũ trụ Mỹ Rocket Lab đang có ý định triển khai một kế hoạch " điên rồ" trong việc đón một tên lửa đẩy khi phương tiện phóng trở về Trái Đất từ không gian.

Đăng ngày: 11/04/2022

"Rãnh lửa" sâu 20.000km xuất hiên trên bề mặt Mặt trời

Các sợi plasma thoát ra từ rãnh lửa sâu ít nhất 20.000 km và dài 200.000 km, xuất hiện trên bề mặt Mặt Trời hôm 3/4.

Đăng ngày: 11/04/2022
Nguyên nhân sao Mộc không được coi là một ngôi sao

Nguyên nhân sao Mộc không được coi là một ngôi sao

" Một ngôi sao là một thiên thể dạng cầu ở thể plasma, phát ra ánh sáng và tự chống lại được lực hấp dẫn bản thân nhờ phản ứng kết hợp hạt nhân trong lòng của nó".

Đăng ngày: 10/04/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News