Di tích khảo cổ Vichima mang đậm dấu ấn của biến đổi khí hậu

Những di chỉ khảo cổ của khu vực Vichama, được xây dựng từ thòi nền văn minh Caral, chứa đựng những dấu tích của tình trạng biến đổi khí hậu xảy ra cách đây hơn 3.800 năm.

Đây là nhận định của nhà khảo cổ Peru Aldemar Crispin, người phụ trách công tác nghiên cứu tại khu vực này.

Theo nhà nghiên cứu Crispin, những hình vẽ đất sét thể hiện hình bộ xương hoặc những người đang chết dần trong một cơn đại hồng thủy tấn công các cộng đồng cư dân sinh sống tại vùng duyên hải này cách đây vài nghìn năm.

Ảnh hưởng của thảm họa quy mô lớn như vậy cũng được thể hiện trong những hình vẽ trên tường Caral ở Thung lũng Supe, cách thủ đô Lima 200km về phía Bắc.

Điều này tượng trưng cho những hồi ức liên quan đến giai đoạn khủng hoảng cuối nền văn minh Caral, nguyên nhân là do sự biến đổi khí hậu xảy ra khoảng 2.000 năm trước Công nguyên.

Kiến trúc chính tại Vichama gồm những bức hình cho thấy những hình ảnh giống xác chết với xương sườn bị lộ ra. Đây có thể là lời nhắc nhở về quãng thời gian khủng hoảng do sự thay đổi của môi trường.

Di tích khảo cổ Vichima mang đậm dấu ấn của biến đổi khí hậu
Kiến trúc tại Vichama. (Ảnh: larepublica.pe).

Các tòa nhà cũng là bằng chứng lịch sử về nạn đói càn quét qua vùng biển này. Cư dân Caral đã làm theo những ghi chú của tổ tiên và tận dụng nguồn kiến thức này.

Mặc dù các di chỉ khảo cổ nằm bên trong vùng đồng bằng ngập nước, nhưng chúng lại ở trên đỉnh đồi nên tránh được nguy cơ bị lũ quét. Điều này chứng tỏ các cư dân cổ đại đã có sự phòng ngừa.

Mỗi khi xảy ra thảm họa tự nhiên, sản xuất nông nghiệp của người cổ đại đều bị tác động nghiêm trọng.

Trong số những điêu khắc chạm nổi trang trí cho các tòa nhà tại Vichama, nhiều nhất vẫn là những bức vẽ hình các loài cá, thực phẩm chủ yếu của người Peru cổ đại lẫn hiện đại.

Đối với nền văn minh Caral, biến đổi khí hậu không chỉ phá hoại mùa màng mà còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái ven biển.

Điều này đồng nghĩa với việc không có sản xuất nông nghiệp, không thực phẩm và cá cơm đặc trưng ở vùng biển của Peru.

Ngày nay, tại thị trấn Carquin​ gần khu khảo cổ, người dân địa phương vẫn tiếp tục đánh bắt và bảo quản giống cá này bằng cách ướp muối giống như tổ tiên Caral từng làm. Họ sử dụng cá cơm khô hầm với khoai tây để làm món ăn truyền thống Charquican.

Trong suốt chiều dài lịch sử 5.000 năm và đến tận bây giờ, khu vực ven biển của Peru vẫn thường xuyên phải hứng chịu các thảm họa.

Năm nay, hiện tượng thời tiết El Nino mang theo nhiều trận lũ quét tại thủ đô Lima đã khiến 150.000 người mất nhà cửa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khủng long lớn nhất lịch sử thế giới to bằng cả cái tàu vũ trụ

Khủng long lớn nhất lịch sử thế giới to bằng cả cái tàu vũ trụ

Loài khủng long đó mang tên Patagotitan mayorum - sinh vật lớn nhất từng bước đi trên cạn trong lịch sử

Đăng ngày: 11/08/2017
Hóa thạch 13 triệu năm của tổ tiên loài người

Hóa thạch 13 triệu năm của tổ tiên loài người

Các nhà khoa học Mỹ trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature công bố phát hiện hóa thạch cổ nhất của tổ tiên loài người sống ở châu Phi, National Geographic ngày 9/8 đưa tin.

Đăng ngày: 11/08/2017
Con chim vùi dưới băng 4.000 năm vẫn nguyên nội tạng

Con chim vùi dưới băng 4.000 năm vẫn nguyên nội tạng

Xác đông cứng 4.200 năm của một con chim hét cánh đỏ được tìm thấy trong tình trạng bảo quản nguyên vẹn ở Na Uy, RT hôm 5/8 đưa tin. C

Đăng ngày: 10/08/2017
Loài cá sấu cổ đại có thể cắn nát rùa biển bằng một cú đớp

Loài cá sấu cổ đại có thể cắn nát rùa biển bằng một cú đớp

Là một trong những cỗ máy săn mồi nguy hiểm nhất của đại dương, Lemmysuchus sống ở các vùng nước ven biển ở Anh khoảng hơn 165 triệu năm trước.

Đăng ngày: 10/08/2017
Bia đá phủ đầy ký tự cổ thách thức các nhà khoa học

Bia đá phủ đầy ký tự cổ thách thức các nhà khoa học

Cao 1,5 mét và rộng 85cm, bia đá Montoro phủ đầy chữ khắc có niên đại từ thời Đồ sắt. C

Đăng ngày: 09/08/2017
Giường gấp tinh vi của pharaoh Tutankhamun

Giường gấp tinh vi của pharaoh Tutankhamun

Tutankhamun, pharaoh trị vì Ai Cập hơn 3.300 năm trước, yên nghỉ trên một chiếc giường có kết cấu giống hệt giường gấp hiện đại mà chúng ta sử dụng ngày nay.

Đăng ngày: 08/08/2017
Hóa thạch nguyên vẹn sau 110 triệu năm của khủng long bọc giáp

Hóa thạch nguyên vẹn sau 110 triệu năm của khủng long bọc giáp

Nhóm nghiên cứu phân tích bộ xương được bảo quản đặc biệt tốt của hóa thạch dài 5,5 mét với bộ da bọc giáp hoàn chỉnh từ đầu tới đuôi.

Đăng ngày: 08/08/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News