Dịch bệnh “ăn thịt người” Buruli bí ẩn lan rộng ở Úc
Theo CNN, các nhà khoa học ở Úc cảnh báo về sự bùng phát của chứng loét Buruli, một bệnh ăn thịt thường xuyên xảy ra ở Tây và Trung Phi.
Trong một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Y khoa Australia, các nhà khoa học cảnh báo sự bùng phát các triệu chứng viêm loét, được mô tả như là một "bệnh dịch".
Theo nghiên cứu, bang Victoria đang phải đối mặt với đại dịch. Đại dịch này tăng nhanh về số lượng và xảy ra ở các khu vực địa lý mới. Số người bị chứng loét Buruli tấn công tăng 51% kể từ tháng 11/2016, từ 156 tăng lên 236 trường hợp.
Các vết thương thường xảy ra nhất trên các vùng da bị phơi nhiễm.
Đáng chú ý, nguyên nhân và sự lây lan của chứng loét Buruli ở Úc vẫn chưa được xác định, bởi loét Buruli vốn thường được phát hiện ở các vùng nhiệt đới, nay lại nổi lên một nơi có điều kiện khí hậu ôn đới như bang Victoria. Nơi đây, vào mùa hè nhiệt độ trung bình vào khoảng 21 độ C và mùa đông, nhiệt độ trung bình khoảng 10 độ C. Trong khi đó, hầu hết các trường hợp mắc chứng loét Buruli ở châu Phi sinh sống gần đầm lầy và các môi trường thuỷ sinh khác.
Andres Garchitorena, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Pháp, chuyên gia về loét Buruli, nhận định: "Ở Úc, loét Buruli dường như lây lan trên môi trường cạn, trong khi ở châu Phi các biến thể của bệnh rất khác và chủ yếu truyền qua hệ sinh thái thủy sinh. Các bác sĩ cũng không biết tại sao các ca bệnh trở nên trầm trọng hơn, cũng có khả năng loét Burulil kháng thuốc kháng sinh mà người bệnh đang sử dụng", Garchitorena nói.
Sự xuất hiện của loét Buruli ở tiểu bang Victoria đã được biết đến trong nhiều thập niên. Trường hợp đầu tiên được ghi nhận vào năm 1948, tuy nhiên sự lo lắng về các ca bệnh trong những năm gần đây là điều đáng lo ngại. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Úc đã ghi nhận một số ca bệnh gia tăng từ năm 2013.
Nguyên nhân của sự gia tăng loét Buruli ở Úc vẫn là một điều bí ẩn. Giải thích về sự lây lan của loét Buruli trên cơ thể, các nhà khoa học cho rằng là do "vết cắn của côn trùng, ô nhiễm môi trường hoặc chấn thương", và cả muỗi lẫn các loại possum đều được coi là trung gian của sự lây lan.
"Các vết thương thường xảy ra nhất trên các vùng da bị phơi nhiễm, do đó những vết cắn, nhiễm bẩn hoặc chấn thương có thể là điều kiện để loét Buruli phát triển. Nguy cơ nhiễm trùng có thể xuất hiện theo mùa và nguy cơ gia tăng trong những tháng nóng hơn”, nghiên cứu chỉ rõ.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần
Là cây rau quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, rau cần nước còn là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh mà ít ai biết.

Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí
Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm...

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung
Nếu bị ung thư cổ tử cung, chị em có thể có những dấu hiệu khác thường như đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường...

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị thủy đậu
Việc ăn uống đúng cách sẽ giúp người bệnh mau hồi phục sức khỏe, tránh biến chứng khi bị thủy đậu.
