Điểm danh mặt lợi và hại của chuyện hay ăn vặt
Thói quen ăn vặt mang lại lợi ích, nhưng cũng đe dọa sức khỏe của bạn đấy!
>>> Mẹo đơn giản giúp chống ăn vặt
Lợi ích
Nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể có đảm bảo hay không là nhờ vào cách ăn uống. Nếu vì lý do nào đó, chỉ ăn 1 hoặc 2 bữa mỗi ngày thì sự trao đổi chất của bạn luôn trong tình trạng “đóng cửa” và bất cứ thứ gì dự trữ trong dạ dày đều chuyển thành mỡ. Do đó, thói quen ăn vặt đúng lúc, thích hợp cũng mang lại lợi ích cho cơ thể.
Ổn định lượng đường trong máu
Ăn vặt làm cho lượng đường trong máu ổn định và giúp bạn không bị đói giữa các bữa ăn. Tất nhiên, như vậy không có nghĩa là bạn có thể ăn vặt một cách tùy tiện. 3 đến 5 giờ sau khi ăn thì lượng đường trong máu sẽ giảm xuống. Khi đó, ăn vặt với lượng nhỏ sẽ giúp giảm cảm giác đói cồn cào, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và cân bằng lượng đường trong máu.
Kiểm soát cân nặng
Các bạn nên ăn những bữa nhỏ, đồng thời ăn nhiều hơn khi phải vận động nhiều. Nếu cân bằng được năng lượng nạp vào với năng lượng tiêu thụ, có thể chúng ta sẽ dễ dàng kiểm soát cân nặng của mình.
Kiểm soát tâm trạng
Thức ăn cũng giống như nhiên liệu vậy. Khi ăn, chúng ta sẽ có được nguồn năng lượng nhưng sau các hoạt động sẽ cảm thấy đói, buồn ngủ và không thể tập trung. Trong khi đó, những đồ ăn vặt lành mạnh giống như nhiên liệu cháy chậm, cung cấp năng lượng suốt cả ngày. Nếu ăn những đồ ăn vặt có nhiều protein thì sẽ tăng khả năng tập trung và sự tỉnh táo. Nhiều người còn chọn đồ ăn có carbohydrate vì chúng thúc đẩy việc sản xuất serotonin trong não, giúp cải thiện tâm trạng.
Tác hại
Ăn quá no trong những bữa ăn vặt, không uống nhiều nước và lười vận động sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Mất cảm giác ngon miệng trong bữa ăn chính
Việc ăn vặt khiến bạn luôn có cảm giác no, do đó sẽ cảm thấy mất ngon trong những bữa ăn chính. Hệ quả của điều này là ăn không đủ lượng trong bữa ăn chính, kéo theo đó là tình trạng đói nhanh chóng và lại tiếp tục ăn vặt.
Rối loạn ăn uống
Một trong những tác hại của ăn vặt nhiều chính là gây ra hiện tượng rối loạn trong ăn uống. Việc ăn vặt quá nhiều sẽ gây ra tình trạng ăn uống vô độ và không thể kiểm soát lượng thức ăn mà mình đưa vào cơ thể, ăn uống không theo một thời gian nào cả. Nghiêm trọng hơn, người bệnh phải mất một thời gian dài mới biết mình bị bệnh và mất thêm thời gian dài nữa để điều trị bệnh.
Rối loạn tiêu hóa
Khi ăn vặt giữa các bữa, bạn khiến hệ tiêu hóa của mình phải chịu gánh nặng xử lý chúng một cách nhanh chóng. Nếu tình trạng cứ tiếp diễn trong thời gian dài, sẽ gây rối loạn tiêu hóa, khiến bạn khó hấp thu dưỡng chất cho cơ thể.
Các vấn đề về gan và thận
Khi ăn vặt nhiều, bạn không chỉ đặt áp lực lên hệ thống tiêu hóa, mà gan và thận cũng phải chịu rất nhiều áp lực khi phải xử lý một lượng thức ăn liên tục. Điều này sẽ gây nên tình trạng tích tụ các chất độc hại ở gan và thận, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Nguy cơ mắc các bệnh mãn tính
Trong qua trình ăn vặt, bạn thường sử dụng thức ăn nhanh có hàm lượng cholesterol cao, điều này không tốt cho động mạch chút nào. Chúng gây chứng tắc nghẽn động mạch, dẫn đến suy tim. Nếu bạn làm việc trong môi trường phải ngồi nhiều thì các nguy cơ này sẽ tăng gấp đôi, kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

20 tác dụng thú vị của chanh tươi
Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết
Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền
Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

10 điều bạn cần biết về đậu phụ
Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.
