Điều đáng sợ nhất trong cơn sóng nhiệt ở Đông Nam Á

Làn sóng nhiệt bắt đầu từ tháng 4 tiếp tục hoành hành tại khu vực Đông Nam Á với mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng, đe dọa đến hoạt động sản xuất và sức khỏe của người dân.

Theo Bloomberg, các quốc gia Đông Nam Á tiếp tục phải đối mặt với điều kiện thời tiết nóng nực với nhiệt độ cao kỷ lục, khiến người dân tại nhiều khu vực gặp phải tình trạng sốc nhiệt và các vấn đề về sức khỏe khác.


Nhiều quốc gia tại khu vực Đông Nam Á tiếp tục phải đối mặt với thời tiết khô hạn và nhiệt độ cao kỷ lục. (Ảnh: Reuters).

Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore cho biết đã ghi nhận nhiệt độ cao nhất tại quốc gia này trong vòng 40 năm qua ở mức 37 độ C vào hôm 13/5, đồng thời dự báo tình trạng nắng nóng và điều kiện thời tiết khô hạn sẽ tiếp diễn trong những ngày tới. Trước đó, mức nhiệt độ kỷ lục của Singapore được ghi nhận vào tháng 5/2022 là 36,7 độ C.

Tình trạng sốc nhiệt và co giật do nắng nóng gia tăng

Tại Malaysia, Bộ Y tế nước này đã ghi nhận 14 trường hợp sốc nhiệt tính đến ngày 12/5. Trả lời phóng viên vào hôm 13/5, Thứ trưởng Bộ Y tế Lukanisman Awang cho biết chính quyền Malaysia dự báo số trường hợp sốc nhiệt sẽ còn tăng trong thời gian tới do các đợt nắng nóng có thể kéo dài đến tháng 8.

"Tình hình vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát của các cơ sở y tế", ông Lukanisman cho biết. "Các cơ sở của Bộ Y tế và bệnh viện đang chuẩn bị để tiếp nhận các nạn nhân của tình trạng sốc nhiệt và co giật do nắng nóng".

Malaysia gần đây đã ghi nhận một trẻ em qua đời do tình trạng sốc nhiệt, buộc cơ quan y tế của nước này phải đưa ra cảnh báo nắng nóng tới công chúng.


Một phụ nữ ở Malaysia đã chiên chín quả trứng trên chảo ở ngoài trời giữa nắng nóng hôm 12/5. (Ảnh: FATASHA NADIA/FACEBOOK).

Theo NBC, tình trạng nắng nóng cao độ, kết hợp với chất lượng không khí thấp tại một số quốc gia như Thái Lan được nhận định có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp, tim mạch. Những trường hợp trên sẽ ngày càng gia tăng khi tình trạng biến đổi khí hậu trở nên nghiêm trọng hơn.

"Khi bạn có cả 2 yếu tố là nhiệt độ cao và chất lượng không khí thấp, tác động tổng thể của chúng lên sức khỏe của con người sẽ lớn hơn so với từng yếu tố một", Erika Garcia, nhà dịch tễ học môi trường tại Trường Y Keck, thuộc Đại học Nam California cho biết.

Thiệt hại nghiêm trọng từ các đợt nắng nóng

Với việc các nhà khoa học dự đoán 2023 sẽ là năm nắng nóng cao độ, các dấu hiệu quá tải đã xuất hiện trên khắp châu Á khi những làn sóng nhiệt đầu xuất hiện vào tháng 4 tiếp tục hoành hoành trên khắp khu vực này.

Bên cạnh đó, tình trạng nắng nóng đang có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng hơn do sự gia tăng của khí nhà kính trên bầu khí quyển.

Vào đầu tháng 5, Việt Nam đã ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục ở mức 44,2 độ C. Trong khi đó, Philippines đã buộc phải giảm thiểu giờ hoạt động của các cơ sở giáo dục sau khi chỉ số nhiệt đạt đến ngưỡng "nguy hiểm".


Tình trạng nắng nóng cao độ tại khu vực Đông Nam Á trong thời gian qua có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cho người dân. (Ảnh: Star).

Những nhận định về sự suy giảm hoạt động sản xuất dầu cọ do tình trạng nắng nóng nghiêm trọng đã khiến các nhà đầu tư tỏ ra lo lắng. Khu vực Đông Nam Á là nơi cung cấp phần lớn lượng dầu cọ trên thế giới. Ủy ban Thường trực về Thương mại, Công nghiệp và Ngân hàng của Thái Lan cảnh báo các đợt hạn hán xuất phát từ hiện tượng El Nino vào cuối năm nay có thể khiến giá lương thực tăng mạnh.

Với tình trạng biến đổi khí hậu và sự thay đổi hình thái thời tiết dưới tác động của hiện tượng El Nino, các đợt nắng nóng và cơn bão lớn sẽ diễn ra thường xuyên hơn với mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng.

Myanmar và Bangladesh đã sơ tán khoảng 400.000 người, nhằm ngăn chặn thương vong nặng nề khi bão Mocha - một trong những cơn bão mạnh nhất trong những năm gần đây - đổ bộ vào khu vực này,

Với sức gió lên tới 210km/h, bão Mocha được dự báo sẽ gây thiệt hại nặng nề về tài sản tại một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Đăng ngày: 19/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Aokigahara: Khu rừng bí ẩn ở Nhật Bản

Aokigahara: Khu rừng bí ẩn ở Nhật Bản

Nằm ở chân núi phía tây bắc của núi Phú Sĩ, Aokigahara là một khu rừng rậm, nổi tiếng với một số lượng lớn các vụ tự tử ở đó, mặc dù có nhiều điều bí ẩn nhưng đây vẫn là một trong những địa điểm du lịch được nhiều người tới thăm nhất tại Nhật Bản.

Đăng ngày: 16/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam

Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam

Dưới đây là bảng phân loại cấp gió và sóng ở Việt Nam, mời các bạn cùng tham khảo.

Đăng ngày: 15/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News