Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn leo lên ngọn núi cao nhất Hệ Mặt trời?

Ngọn núi cao nhất Hệ Mặt trời mà chúng ta biết đến hiện nay là Olympus Mons (Núi Olympus), nằm trên sao Hỏa. Với chiều cao lên tới khoảng 25km, nó cao gấp khoảng 3 lần đỉnh Everest trên Trái đất.

Leo lên những ngọn núi cao nhất thế giới luôn là một cuộc phiêu lưu đầy táo bạo và thử thách. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn quyết định thực hiện một chuyến đi ngoài Trái đất để chinh phục ngọn núi lớn nhất trong toàn bộ Hệ Mặt trời? Hành trình này sẽ như thế nào khi so sánh với việc leo lên những đỉnh núi cao nhất trên Trái đất? Bạn cần loại thiết bị đặc biệt nào, và bạn sẽ thấy gì khi đứng từ trên đỉnh cao ấy?

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn leo lên ngọn núi cao nhất Hệ Mặt trời?
Ngọn núi cao nhất Hệ Mặt trời là Olympus Mons trên sao Hỏa.

Sao Hỏa từng có hoạt động địa chất mạnh mẽ, tạo ra những ngọn núi lửa khổng lồ. Trọng lực trên sao Hỏa yếu hơn Trái đất, nên núi lửa có thể cao hơn mà không bị sụp đổ dưới sức nặng của chính nó. Trên Trái đất, các mảng kiến tạo di chuyển và làm xói mòn núi non. sao Hỏa không có hoạt động này, nên Olympus Mons có thể giữ được độ cao ấn tượng qua hàng tỷ năm.

Đầu tiên, hãy giới thiệu qua về đối tượng của hành trình này: Olympus Mons. Đây là một ngọn núi lửa khổng lồ trên sao Hỏa, với chiều cao lên đến 25 km (15,5 dặm), khiến nó trở thành ngọn núi cao nhất trong toàn bộ Hệ Mặt trời. Để dễ hình dung, phần chân của Olympus Mons có diện tích tương đương với bang Arizona của Hoa Kỳ (gần 300.000km2), và nó cao hơn đỉnh Everest gần ba lần. Trong khi leo lên đỉnh Everest đã được coi là một kỳ tích về thể lực, thì Olympus Mons đặt ra một thách thức khác hoàn toàn mới.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn leo lên ngọn núi cao nhất Hệ Mặt trời?
Ngọn núi  này cao hơn đỉnh Everest gần ba lần.

Olympus Mons không chỉ cao mà còn rất rộng, với đường kính cơ sở lên tới hàng trăm km. Mặc dù rất cao, nhưng độ dốc của Olympus Mons khá nhẹ, khiến nó trông giống như một ngọn núi hình khiên hơn là một đỉnh nhọn. Nếu bạn đứng trên đỉnh Olympus Mons, bạn có thể nhìn thấy rất xa trên bề mặt sao Hỏa.

Trước khi bắt đầu hành trình leo núi, bạn sẽ phải thực hiện một chuyến đi ẩn chưa vô cùng nhiều thử thách mà cho tới nay, vẫn chưa có con người nào có thể thực hiện được: đến được sao Hỏa. Việc này đòi hỏi một sứ mệnh không gian với công nghệ tiên tiến để vượt qua khoảng cách giữa Trái đất và sao Hỏa, cùng với việc đáp an toàn xuống hành tinh đỏ này.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn leo lên ngọn núi cao nhất Hệ Mặt trời?
Nếu bạn đứng trên đỉnh Olympus Mons, bạn có thể nhìn thấy rất xa trên bề mặt sao Hỏa.

Khí hậu trên sao Hỏa khắc nghiệt hơn so với Trái đất rất nhiều. Những cơn bão cát dữ dội có thể sẽ hoành hành khắp hành tinh, nhưng với bầu khí quyển mỏng, những cơn gió này không mạnh như trên Trái đất. Một điểm đặc biệt khác của bầu khí quyển sao Hỏa là nó gần như hoàn toàn là carbon dioxide. Điều này có nghĩa là bạn sẽ cần một bộ đồ vũ trụ cung cấp nguồn cung cấp oxy ổn định để thở. Nhờ bộ đồ này, bạn sẽ không cần phải điều chỉnh mức oxy khi lên đến độ cao lớn, điều mà bạn buộc phải làm khi leo lên đỉnh Everest do sự giảm dần nồng độ oxy ở những khu vực cao hơn.

Khi bắt đầu hành trình từ căn cứ ban đầu, bạn sẽ phải đối mặt với một vách đá gần như thẳng đứng, cao gần như tương đương với đỉnh Everest, tức là từ 7 đến 10 km, tùy thuộc vào vị trí. Nếu vượt qua được thử thách này, con đường tiếp theo sẽ dễ dàng hơn với những dốc núi nhẹ nhàng. Bạn sẽ cần khoảng 30 giờ đi bộ không ngừng để lên đến đỉnh, nếu không gặp sự cố nào trên đường. Tuy nhiên, việc thực hiện điều này trong bộ đồ vũ trụ nặng khoảng 38kg lại là một thách thức không nhỏ. Nhưng may mắn thay, trọng lực bề mặt của sao Hỏa chỉ bằng khoảng 1/3 so với Trái đất, khiến cho bộ đồ vũ trụ sẽ không nặng như khi trên Trái đất.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn leo lên ngọn núi cao nhất Hệ Mặt trời?
Bạn sẽ cần khoảng 30 giờ đi bộ không ngừng để lên đến đỉnh, nếu không gặp sự cố nào trên đường.

Bộ đồ vũ trụ sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thứ cần thiết để sinh tồn: oxy, thức ăn và nước. Bạn sẽ phải ăn những thức ăn có thể dễ dàng nhét vào miệng thông qua mũ bảo hiểm, như các thanh trái cây và ngũ cốc, giống như các phi hành gia NASA thường làm trong các chuyến đi bộ ngoài không gian. Điều này nhằm tránh tình trạng vụn thức ăn bay xung quanh bên trong bộ đồ, có thể gây nguy hiểm cho bạn. Nước cũng cần được mang theo bên trong bộ đồ hoặc ít nhất là trong một ba lô kiểm soát nhiệt độ, vì nhiệt độ trung bình trên sao Hỏa là -62°C (-81°F), nước có thể đóng băng nhanh chóng. Bạn cũng sẽ cần một chiếc tã dày và hấp thụ nhanh để đối phó với nhu cầu vệ sinh cá nhân.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn leo lên ngọn núi cao nhất Hệ Mặt trời?
Bộ đồ vũ trụ sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thứ cần thiết để sinh tồn.

Cuối cùng, khi đã đến gần đỉnh, bạn sẽ đi qua những đám mây hơi nước mỏng, điều có thể làm bạn ngạc nhiên vì trời không bao giờ mưa trên sao Hỏa. Trên đỉnh, bạn sẽ bắt gặp một miệng núi lửa khổng lồ rộng 85km (53 dặm), tương đương với chiều rộng của hồ Ontario. Với bầu không khí mỏng như vậy, bạn sẽ cảm thấy như đang đứng trên một hòn đảo giữa không gian, bao quanh bởi vùng đất đỏ rực. Đó sẽ là một khoảnh khắc khó quên, đánh dấu thành tựu của một hành trình đầy thách thức.

Nhưng khi đã đến đỉnh, làm sao để trở về Trái đất? Điều này sẽ là một thử thách lớn. Có thể bạn sẽ phải sẵn sàng để dành nhiều thời gian trên sao Hỏa, nếu chưa tìm ra cách quay trở về. Nhưng dù có thế nào, việc chinh phục Olympus Mons chắc chắn sẽ là một trải nghiệm không thể nào quên, đánh dấu một bước tiến lớn trong hành trình khám phá vũ trụ của con người.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kinh hoàng lỗ đen sát thủ đang giết chết

Kinh hoàng lỗ đen sát thủ đang giết chết "bản sao" Ngân Hà

Phát hiện mới cho thấy thiên hà của chúng ta đã may mắn đến nhường nào khi có trái tim là lỗ đen quái vật Sagittarius A*.

Đăng ngày: 21/09/2024
Hố đen

Hố đen "quái vật" phun luồng tia xa kỷ lục, dài 23 triệu năm ánh sáng

Các nhà thiên văn học vừa phát hiện cặp tia phun từ hố đen xa nhất từng được quan sát, với chiều dài 23 triệu năm ánh sáng, tương đương 140 dải Ngân Hà xếp nối đuôi nhau.

Đăng ngày: 20/09/2024
Đã đến lúc các phi hành gia cần phải lấy lại 96 túi chất thải của mình trên Mặt trăng!

Đã đến lúc các phi hành gia cần phải lấy lại 96 túi chất thải của mình trên Mặt trăng!

Những tưởng chỉ là một chi tiết nhỏ, nhưng những túi chất thải này lại trở thành đối tượng nghiên cứu khoa học tiềm năng.

Đăng ngày: 20/09/2024
NASA công bố clip quái vật vũ trụ gầm rú

NASA công bố clip quái vật vũ trụ gầm rú

Clip của NASA bao gồm một đoạn âm thanh ám ảnh, thể hiện sóng âm lan tỏa từ " trái tim quái vật" của cụm thiên hà Perseus.

Đăng ngày: 20/09/2024
Phát hiện UFO khổng lồ, Quốc hội Mỹ tổ chức phiên điều trần lớn để công khai thông tin

Phát hiện UFO khổng lồ, Quốc hội Mỹ tổ chức phiên điều trần lớn để công khai thông tin

Cuối tháng 8, nhiều người ở Montana đã ghi lại được cảnh tượng kì lạ và cho rằng đó là UFO " khổng lồ" với hàng loạt đèn nhấp nháy quay tròn, cách căn cứ vũ khí hạt nhân của Không quân khoảng 100km.

Đăng ngày: 20/09/2024
Khí methane gây siêu bão trên Sao Thiên Vương và Hải Vương

Khí methane gây siêu bão trên Sao Thiên Vương và Hải Vương

Các nhà khoa học phát hiện ra nguyên nhân gây ra những cơn bão siêu mạnh trên Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương là do khí methane.

Đăng ngày: 19/09/2024
Mẫu đất đá Mặt trăng từ tàu Hằng Nga 6 có nhiều khác thường

Mẫu đất đá Mặt trăng từ tàu Hằng Nga 6 có nhiều khác thường

Mẫu đất đá Mặt trăng do tàu Hằng Nga 6 thu thập có độ đặc thấp hơn, cấu trúc lỏng lẻo và xốp hơn so với các mẫu trước đây.

Đăng ngày: 19/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News