Điều trị động kinh bằng phẫu thuật

Lần đầu tiên, TP.HCM áp dụng phẫu thuật để điều trị động kinh. Phẫu thuật được áp dụng cho các trường hợp có tổn thương não gây động kinh (như u não) hay khi bệnh nhân điều trị thuốc không hiệu quả (gọi là động kinh kháng trị) và thường là các bệnh nhân bị cơn động kinh cục bộ. 

Điều trị động kinh bằng phẫu thuật

Động kinh có thể được điều trị bằng phẫu thuật, nhờ sự phối hợp với phương tiện chẩn đoán máy video điện não. (Ảnh: H.Cát)


Bé Đ.G.A.T (3 tuổi, quận 10 - TP.HCM) có bướu máu ở mặt từ khi sinh và bị lên cơn co giật liên tục từ năm 2 tuổi. Bé được chẩn đoán là bệnh Sturge Weber và điều trị bằng nhiều loại thuốc kháng động kinh nhưng không khỏi. Đây là một bệnh lý hiếm gặp ở trẻ em, có bướu máu ở mặt và não, trẻ bị các cơn động kinh phức tạp liên tục rất khó kiểm soát bằng thuốc.

Trong khi đó, bé N.M.C. (11 tuổi, quận 3 - TP.HCM) lại thường bị té ngã liên tục. Nhiều lần đi khám, bé được chẩn đoán là do hạ đường huyết, hạ calci, rối loạn thần kinh thực vật và lần sau cùng đi khám ở phòng khám Động kinh nhi tại BV Nguyễn Tri Phương được chẩn đoán là hội chứng Lennox Gastaut.

Theo BS Thanh Thủy, chuyên về Động kinh nhi, tại BV Nguyễn Tri Phương, đây cũng là một hội chứng hiếm gặp có các cơn động kinh rất đa dạng, đặc biệt là các cơn giảm trương lực cơ làm bệnh nhân bị té ngã liên tục. Hội chứng này cũng rất khó điều trị, thường phải phối hợp nhiều loại thuốc trị động kinh mà hiệu quả trị liệu không cao lại còn để lại các di chứng nặng nề về trí thông minh cho trẻ.

Cuối năm 2008, nhóm các bác sĩ thần kinh - phẫu thuật thần kinh Việt - Pháp bao gồm BV Rothschild, BV Nguyễn Tri Phương, BV Nhân dân 115 đã tiến hành hội chẩn và phẫu thuật cho 2 em trong tổng số gần 200 trường hợp đến khám để quyết định phẫu thuật.

Điều trị động kinh bằng phẫu thuật

Bé A.T được áp dụng kỹ thuật mở bán cầu (Hemispherotomie) và bé M.C. được điều trị bằng kỹ thuật cắt một phần thể chai (callosotomie) là 1 cấu trúc giữ nhiệm vụ dẫn truyền thông tin tín hiệu giữa hai bán cầu não. Sau phẫu thuật 2 tuần, tình trạng lâm sàng của 2 bé cải thiện rõ, bé A.T hết hẳn các cơn động kinh, còn bé NMC có mật độ các cơn thưa dần và mức độ trầm trọng cũng giảm đi nhiều.

Theo BS. Nguyễn Văn Tuấn (Khoa Phẫu thuật Thần kinh - BV Nhân dân 115), đây là 2 phương pháp mới lần đầu tiên áp dụng tại nước ta để mổ động kinh.

Kỹ thuật mổ bán cầu não đã được cải tiến để cắt các đường dẫn truyền thần kinh chung quanh đồi thị. Đồi thị đóng vai trò chuyển tải tất cả cảm giác (trừ khứu giác) lên vỏ não, nhưng nó cũng có ảnh hưởng nhiều lên chức năng vận động (thông qua các đường đi đến từ hạch nền và tiểu não) và chức năng nhận thức. Còn kỹ thuật cắt một phần thể chai cũng là để cắt đứt các xung phóng điện của ổ động kinh lan ra hai bên bán cầu nhờ có sự trợ giúp của kính vi phẫu, dao đốt lưỡng cực, máy hút siêu âm.

Phẫu thuật động kinh phát triển từ hơn 20 năm nay tại các nước Âu Mỹ. Phương pháp này ngày càng hiệu quả khi phối hợp tốt với chuyên khoa động kinh nhi, cùng phương tiện cận lâm sàng không thể thiếu là máy video điện não (video EEG) để ghi lại chính xác các hoạt động điện não cùng lúc với các cơn động kinh xuất hiện ở bệnh nhân trong 24 giờ.

Phẫu thuật động kinh được đặt ra cho cả trẻ em và người lớn. Phẫu thuật được áp dụng cho các trường hợp có tổn thương não gây động kinh (như u não) hay khi bệnh nhân điều trị thuốc không hiệu quả (gọi là động kinh kháng trị) và thường là các bệnh nhân bị cơn động kinh cục bộ.

Gần 20-25% bệnh nhân động kinh có vấn đề kháng trị như vậy và một số trường hợp này cần được phẫu thuật động kinh. Đơn cử ở Malaysia, với dân số gần 30 triệu người thì tỷ lệ hàng năm có chỉ định phẫu thuật là gần 1000 người. Do đó ở Việt Nam, con số này không phải là nhỏ.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương với sự trợ giúp của các bác sĩ Pháp từ Paris và Lyon đến làm việc hàng năm, với khoa bộ môn phẫu thuật thần kinh, khoa bộ môn tâm thần kinh ĐH Y Dược TP.HCM và các bác sĩ thần kinh nhi đã được đào tạo ở nước ngoài sẽ tiến hành áp dụng kỹ thuật phẫu thuật động kinh trong thời gian sắp tới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News