Độ cao tác động đến cơ thể người như thế nào

"Vùng Chết" ở độ cao 7.600m trở lên khiến con người hô hấp khó khăn và khó tồn tại lâu do thiếu oxy.

Phổi và hệ tuần hoàn của con người được tối ưu hóa để hoạt động trong điều kiện khí quyển ở độ cao ngang bằng với mực nước biển hoặc vùng lân cận, theo Seeker. Trọng lực giữ cho không khí tập trung sát mặt đất, làm cho không khí trở nên đậm đặc và chứa nhiều oxy. Nhưng khi con người đi lên độ cao lớn, áp suất không khí giảm dần, không khí trở nên mỏng và chứa ít oxy hơn, phổi sẽ gặp nhiều khó khăn để hít thở.


Người bình thường ở độ cao lớn phải dùng oxy đóng chai để không bị mắc chứng say độ cao. (Ảnh: Lets get physical).

Tại độ cao 2.500m hoặc trong cabin điều áp của máy bay tiêu chuẩn, một số người gặp triệu chứng nhẹ của tình trạng thiếu oxy lên não. Quá trình hô hấp trở nên dồn dập và nhịp tim gia tăng nhằm cung cấp đủ oxy cho các cơ quan trong cơ thể. Bạn có thể bị đau đầu hoặc buồn nôn. Nếu bạn đang uống rượu, tình trạng thiếu oxy sẽ làm tăng cảm giác say rượu.

Các vấn đề trên ngày càng nghiêm trọng hơn nếu bạn lên tới độ cao 5.500m. Khi đó, lượng oxy trong không khí chỉ bằng một nửa so với lượng oxy ở mực nước biển.

Khu vực có độ cao trên 7.600 mét trong khí quyển được gọi là "Vùng Chết". Ở độ cao này, con người không thể tồn tại lâu dài do thiếu oxy trong không khí loãng. Các nhà leo núi rất dễ bị say độ cao khi leo lên Vùng Chết.

Tại đỉnh núi Everest cao nhất thế giới (cao 8.848m), áp suất khí quyển chỉ bằng một phần ba so với mực nước biển. Nếu leo lên đỉnh núi ngay lập tức từ mực nước biển, bạn sẽ bị mất ý thức và chết trong vòng vài phút. David Breashears, nhà leo núi người Mỹ, cho biết ngay cả khi sử dụng oxy đóng chai trên đỉnh núi, người leo núi vẫn cảm thấy như đang chạy trên máy chạy bộ và hít thở qua một ống hút.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thời đi học của các thiên tài thế giới

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Đăng ngày: 02/07/2025
8 siêu năng lực

8 siêu năng lực "quái dị" của cơ thể mà bạn chưa bao giờ nhận ra

Các bạn biết không, thực sự cơ thể của chúng ta kỳ diệu hơn các bạn nghĩ rất nhiều. Chúng ta có những "siêu năng lực" và vẫn sử dụng chúng hàng ngày, nhưng lại chưa bao giờ nhận ra điều đó.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt

Đăng ngày: 30/06/2025
Cách phòng tránh và thoát thân khi bị chó dữ tấn công

Cách phòng tránh và thoát thân khi bị chó dữ tấn công

Khi bị chó dữ tấn công, đừng tỏ ra hoảng hốt hay bỏ chạy. Điều này càng kích thích chúng sẵn sàng tấn công bạn ngay lập tức.

Đăng ngày: 30/06/2025
Điều gì xảy ra khi bạn nuốt kẹo cao su

Điều gì xảy ra khi bạn nuốt kẹo cao su

Nếu vô tình nuốt phải, bã kẹo cao su có thể chống lại các quá trình tiêu hóa, nhưng cuối cùng nó vẫn bị đào thải ra khỏi cơ thể sau vài ngày.

Đăng ngày: 29/06/2025
Móng của một cây cầu được xây dựng như thế nào?

Móng của một cây cầu được xây dựng như thế nào?

Ở những vùng ngập nước, người ta làm thế nào để xây móng cầu - nền tảng của mọi công trình?

Đăng ngày: 29/06/2025
Bài học từ ước muốn cuối cùng của Alexander Đại Đế

Bài học từ ước muốn cuối cùng của Alexander Đại Đế

Trên đường khải hoàn sau khi chinh phạt nhiều nước, năm 323 trước Công nguyên, Alexander Đại đế ngã bệnh. Vào thời khắc ấy, ông nhận ra cái chết đang cận kề và ông không kịp trở về quê hương.

Đăng ngày: 29/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News