Đo được kết cấu vũ trụ chính xác nhất từ trước đến nay

Kết quả đo đạc chính xác nhất từ trước đến nay về cấu trúc và tốc độ giãn nở của vũ trụ đã làm nổi lên nghi ngờ về hiểu biết trước nay của con người về vũ trụ.

Báo cáo đăng trên chuyên san The Astrophysical Journal đã xác nhận dường như có chênh lệch lớn giữa hai phương pháp khác nhau khi ước tính tốc độ giãn nở của vũ trụ.

Đo được kết cấu vũ trụ chính xác nhất từ trước đến nay
Ảnh chụp một vụ nổ siêu tân tinh.

Báo cáo mới cho thấy khoảng 5% vũ trụ cấu tạo từ cái gọi là vật chất bình thường, trong khi phần còn lại là vật chất tối và năng lượng tối. Cả vật chất tối lẫn năng lượng tối đến nay vẫn là điều bí ẩn.

Năng lượng tối, được cho đứng sau sự giãn nở của vũ trụ với tốc độ ngày càng tăng, chiếm 66,2% vũ trụ, theo báo cáo.

Phần còn lại 33,8% là kết hợp giữa vật chất thường và vật chất tối.

Để rút ra kết luận chính xác nhất từ trước đến nay về cấu tạo của vũ trụ, đội ngũ chuyên gia quốc tế đã quan sát những vụ nổ siêu tân tinh. Tổng cộng họ phân tích ánh sáng phóng thích từ 1.550 vụ nổ siêu tân tinh khác nhau, từ khoảng cách gần trái đất hơn và trải dài đến 10 tỉ năm trước.

“Chúng tôi có thể so sánh và chứng kiến cách thức vũ trụ hành xử và tiến hóa theo thời gian”, AFP dẫn lời trưởng nhóm Dillon Brout thuộc Trung tâm Vật lý thiên thể của Harvard–Smithsonian (trụ sở Cambridge, Massachusetts, Mỹ).

Ông Brout dẫn đầu dự án mang tên Pantheon+, nhằm mang đến sự đo đạc chính xác nhất về cấu trúc của vũ trụ. Nhóm của ông phân tích dữ liệu thu thập từ hơn 2 thập niên quan sát vũ trụ của các chuyên gia trên toàn thế giới.

Nhóm Pantheon+ ước tính được vũ trụ đang giãn nở với tốc độ 73,4 km/megaparsec, hay 3,26 triệu năm ánh sáng/năm, tương đương khoảng 255.000 km/giờ, theo thông báo của Trung tâm Vật lý thiên thể của Harvard–Smithsonian.

Tuy nhiên, con số này chênh lệch với số liệu ước tính trước đó nếu đo bằng bức xạ nền vi sóng vũ trụ. Đây là bức xạ điện từ được sinh ra cách sự kiện Big Bang khoảng 300.000 năm.

Số liệu này là khoảng 67km/megaparsec, tức chậm hơn nhiều so với kết quả đo đạc mới nhất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN

"Quái vật mỉm cười" phun lửa vào Trái đất tạo ra bão địa từ

Hậu quả từ nụ cười ma quái của Mặt trời hôm 26-10 vừa chạm đến Trái đất, là những quả pháo sáng gây nên bão địa từ loại G1.

Đăng ngày: 31/10/2022
Phát triển phương pháp mới quét lõi hành tinh

Phát triển phương pháp mới quét lõi hành tinh

Các nhà nghiên cứu Australia đã phát triển phương pháp mới để có thể quét sâu bên trong các hành tinh.

Đăng ngày: 31/10/2022
Nhiều sinh vật Trái đất bị biến đổi bởi tia vũ trụ: Có thể sắp lặp lại

Nhiều sinh vật Trái đất bị biến đổi bởi tia vũ trụ: Có thể sắp lặp lại

Siêu bão vũ trụ - một sự kiện trong đó Mặt Trời phóng ra các luồng bức xạ mạnh gấp 80 lần những gì nó làm trong các cơn bão địa từ hiện đại - đã để lại dấu tích không thể xóa nhòa trong các sinh vật Trái Đất.

Đăng ngày: 31/10/2022
Phát hiện ngôi sao lạ trong vũ trụ, thách thức các giới hạn khoa học

Phát hiện ngôi sao lạ trong vũ trụ, thách thức các giới hạn khoa học

Các nhà thiên văn học đã khám phá một vật thể trong vũ trụ, cho rằng đó là sao neutron, song một giả thuyết khác đã được đưa ra về ngôi sao lạ này.

Đăng ngày: 29/10/2022
Cụm thiên hà bẻ cong ánh sáng tạo nên ảo ảnh vũ trụ

Cụm thiên hà bẻ cong ánh sáng tạo nên ảo ảnh vũ trụ

Kính viễn vọng James Webb quan sát thấy cụm thiên hà MACS0647 bẻ cong ánh sáng từ hệ thống MACS0647-JD, khiến nó xuất hiện ở ba vị trí riêng biệt.

Đăng ngày: 29/10/2022
Sinh vật

Sinh vật "Conan" chứng minh sự sống ngoài hành tinh có mặt cạnh chúng ta

" Conan" có thể giữ cho dòng giống của mình sống 280 triệu năm trong một thế giới ngoài hành tinh khô cằn, nhiệt độ -80 độ C, sâu 10 mét dưới lòng đất.

Đăng ngày: 29/10/2022
Giải mã thiên thạch sao Hỏa chứa chất độc gây nôn mửa

Giải mã thiên thạch sao Hỏa chứa chất độc gây nôn mửa

Mỹ- Phát hiện chất độc khiến người và lợn nôn mửa trong thiên thạch nguyên thủy có tên Lafayette giúp các nhà nghiên cứu tìm ra nguồn gốc của nó.

Đăng ngày: 28/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News