Đoán tình trạng sức khỏe của bản thân qua nước bọt
Mỗi ngày, cơ thể ta sản xuất khoảng 1,5 lít nước bọt, nhưng ít ai biết rằng căn cứ vào nước bọt, con người có thể đoán tình trạng sức khỏe hiện tại, theo Prevention.
6 tình trạng nước bọt thể hiện sức khỏe của chúng ta
Nước bọt là chất khử trùng tự nhiên ở miệng, theo người phát ngôn Kimberly Harms của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ. Nước bọt giúp duy trì sức khỏe của nướu răng, ngăn ngừa sâu răng, rửa trôi các hạt thức ăn, và cung cấp các chất ngừa bệnh tật để ngăn ngừa sâu răng và các bệnh nhiễm trùng khác.
Tránh thở bằng miệng để ảnh hưởng xấu đến sức khỏe - (Ảnh: Shutterstock)
Miệng khô do dùng thuốc
Hơn 300 loại thuốc như thuốc thông mũi và thuốc kháng histamine gây ra tác dụng phụ là khô miệng, theo bà Harms. Miệng khô có xu hướng tăng lên theo độ tuổi và càng lớn tuổi lại càng uống thuốc nhiều hơn khiến miệng lại càng khô.
Nếu bạn đang uống thuốc và miệng ít nước bọt, cần thận trọng về vệ sinh răng miệng để tránh sâu răng. Đánh kem đánh răng có fluoride hai lần một ngày, và kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên.
Đám màu trắng ở lưỡi, khô miệng, khó nuốt do nhiễm nấm
Loại nấm candida albican có thể gây nhiễm trùng nấm men trong miệng, được gọi là "tưa miệng", bà Harms cho biết. Bệnh tưa miệng hiếm gặp ở người lớn khỏe mạnh, nhưng những người có bệnh tiểu đường có thể đặc biệt dễ bị tổn thương vì đường trong nước bọt có thể dẫn đến sự tăng trưởng của nấm men. Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng nấm để làm sạch loại nấm gây nhiễm trùng này.
Nước bọt chua do pH mất cân bằng
Tiến sĩ Israel Kleinberg - giáo sư và là giám đốc khoa sinh học miệng và bệnh lý ở Trường Y nha Stony Brook (Mỹ), qua đánh giá pH của nước bọt có thể biết được vi khuẩn sinh sôi trong ngóc ngách miệng và vết nứt của răng. Nước bọt có tính axit cũng có thể làm xói mòn răng và gây sâu răng, Kleinberg nói. Ăn thức ăn giàu arginine, như thịt đỏ, gia cầm, có thể làm giảm nồng độ axit của nước bọt trong miệng.
Quá nhiều nước bọt do mang thai
Phụ nữ mang thai thường có nhiều nước bọt, theo nghiên cứu. Do thay đổi nội tiết tố hay tác dụng phụ của cảm giác buồn nôn trong thai kỳ nên khiến nước bọt nhiều hơn mức bình thường. Nhai kẹo cao su hoặc kẹo cứng có thể giúp ích cho tình trạng này.
Nước bọt chua và đắng do trào ngược
Trào ngược có thể khiến axit trong dạ dày trào lên tới thực quản, làm nước bọt chua và đắng. Các triệu chứng phổ biến nhất của trào ngược là chứng ợ nóng, ngoài hơi thở hôi hoặc buồn nôn. Nếu chẩn đoán bị trào ngược, thay đổi lối sống như giảm cân, hoặc hạn chế các loại thực phẩm có dầu mỡ và gia vị.
Miệng hơi khô do thở bằng miệng
Hít vào và thở ra bằng mũi là cách tốt nhất để giữ cho miệng không mất nước. Nước bọt là chất khử trùng tự nhiên nếu mất cân bằng có thể làm tăng lượng vi khuẩn trong miệng và gây ra sâu răng. Một nghiên cứu tại Viện Nha khoa Mỹ cũng phát hiện rằng trẻ em và người lớn thở bằng miệng có thể gặp các vấn đề sức khỏe như ngưng thở khi ngủ.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.
