Nước bọt giải độc và giảm đau

Viện Pasteur (Pháp) vừa phát hiện một chất giảm đau tự nhiên trong nước bọt của người, có công dụng gấp nhiều lần morphin khi thử trên động vật, đó là opiorphin. Ngoài ra, nước bọt cũng có nhiều tác dụng khác như giải độc, chống lão hóa.

Nước bọt trong Đông y gọi là tân dịch, chứa các muối khoáng, clorua, bicarbonat, phosphat kiềm và các men amylase, maltase, phosphatase, lysozyme, globulin...

Ngoài việc giúp cho cuộc nói chuyện được thanh thoát và trợ giúp tiêu hóa, nước bọt còn có tác dụng sát khuẩn do pH hơi kiềm và chứa một số men (lysozyme). Nó làm sạch khoang miệng, không cho vi khuẩn phá hủy men răng hoặc gây nhiễm trùng, trung hòa các acid gây tổn thương miệng. Nước bọt làm vết thương mau lành do chứa chất làm cho máu ngừng chảy.

Một số tác dụng khác:

(Ảnh: SK & ĐS)
Giải độc: Nước bọt có khả năng biến một số độc tố thành vô hại, do đó có tác dụng phòng ngừa ung thư. Một số nhà khoa học đã làm thí nghiệm: Lấy thịt cá nướng cháy (được coi là món ăn có thể dẫn tới ung thư) trộn với nước bọt, giữ ở môi trường nuôi cấy có nhiệt độ 37 độ C. Qua 24 giờ, số lượng tác nhân gây ung thư giảm rõ rệt.

Chống lão hóa: Nước bọt chứa các kích tố có tác dụng làm sạch các gốc tự do (nguyên nhân của lão suy), thúc đẩy các tế bào sinh trưởng và phân liệt, làm chậm quá trình lão hóa của các chức năng trong cơ thể con người.

Giúp chẩn đoán bệnh tật: Các nhà sinh hóa phát hiện, sự biến đổi thành phần nước bọt có liên quan với một số bệnh tật. Nếu mắc bệnh giun, pH nước bọt sẽ thấp xuống. Nếu mắc bệnh tâm thần, tỷ lệ Na+, K+ trong nước bọt sẽ thay đổi khác thường. Người cao huyết áp có nồng độ Na+ giảm và K+ tăng.

Nước bọt động vật đang được nghiên cứu làm thuốc

Hãng dược phẩm Merck (Mỹ) đang cộng tác với một số nhà khoa học nghiên cứu nước bọt của một số loài nhện: Nhện taratuli có tác dụng giảm đau và chữa loạn nhịp tim; nhện cái đen ở Chile có hiệu quả cao hơn Viagra trong việc chữa chứng bất lực ở nam giới; một số loài nhện Nam Mỹ giảm hậu quả của xuất huyết não.

Hãng dược phẩm Eli-Lilly chuẩn bị đưa ra thị trường một thuốc là phiên bản hoóc môn tổng hợp có trong nước bọt thằn lằn Arizon, có tác dụng hạ đường huyết, làm giảm tính thèm ăn, chống béo phì. Các nhà khoa học thuộc

Công ty công nghệ sinh học Axonyx ở New York cũng công bố đã thử nghiệm thành công thuốc bào chế từ nước bọt của loài thằn lằn có nọc độc Gila, giúp cải thiện trí nhớ trong bệnh Alzheimer.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những lý do nên dùng cà chua

Những lý do nên dùng cà chua

Cà chua thường xuyên xuất hiện trong căn bếp của mọi nhà và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn. Nhưng lợi ích, tác dụng tuyệt vời của loại quả này cũng như cách ăn nó sao cho tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 16/05/2025
Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Đăng ngày: 10/05/2025
Con cái “giống” bố hay mẹ?

Con cái “giống” bố hay mẹ?

Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

Đăng ngày: 10/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News