Độc đáo công nghệ lão hóa rượu dưới đáy biển của Nhật Bản
Một doanh nghiệp ở Tokyo kỳ vọng, công nghệ lão hóa rượu dưới đáy biển ngoài khơi đảo Amami-Oshima ở tỉnh Kagoshima, vùng tây nam Nhật Bản, sẽ giúp hồi sinh nền kinh tế địa phương.
Ủ rượu dưới nước được biết đến rộng rãi trên khắp thế giới, vì điều kiện ngập nước cho nhiệt độ phù hợp và tương đối mát mẻ, áp suất cao hơn và không có ánh sáng quá mức.
Những chai rượu vang đang được nhấn chìm để ủ ở eo biển Oshima ngoài khơi thị trấn Setouchi (tỉnh Kagoshima) vào ngày 30-1-2024. (Ảnh: Kyodo).
Nhưng quá trình này "hiếm khi được thực hiện ở Nhật Bản", theo Yui Moritani, chủ tịch 38 tuổi của một doanh nghiệp ở thủ đô Tokyo, người khởi xướng dự án mới.
Theo tờ The Mainichi, khoảng 500 chai rượu vang châu Âu trong lồng thép không gỉ đã được hạ xuống đáy biển ở độ sâu khoảng 20m ngoài khơi thị trấn Setouchi ở phía nam của hòn đảo vào cuối tháng 1-2024.
Một thợ lặn đưa những chai rượu xuống biển cho biết, nước trong khu vực ấm hơn nhiệt độ thông thường của quá trình lão hóa rượu vang, đo được 21 độ C vào ngày 30-1, nhờ thế có thể giúp những chai rượu lão hóa nhanh hơn. Tuy nhiên, thách thức quan trọng nhất là liệu rượu vang có thể vượt qua mùa hè trong nước ấm hay không.
Những chai rượu vang trong lồng đặt dưới đáy biển. (Ảnh: Kyodo).
Hầu hết các chai được nhấn chìm trong đợt này sẽ ngâm tới tháng 6, và phục vụ thực khách vào tháng 7. Một số trong đó sẽ được ủ lâu hơn để tìm ra mốc thời gian phù hợp cho hương vị tối ưu.
Công ty cũng có kế hoạch cung cấp dịch vụ lão hóa dưới nước cho các chai rượu mà khách hàng mang tới.
Bên cạnh giá trị kinh tế, dự án ủ rượu dưới biển cũng được kỳ vọng sẽ cải thiện môi trường, với hầm rượu dưới nước vận hành như một rạng san hô nhân tạo, có thể thu hút cá và tạo ra hàng rào rong biển hấp thụ CO2.

Các nhà khoa học đã tạo ra một cỗ máy phát điện không cần nhiên liệu
Cỗ máy phát điện kỳ lạ này có thể sản xuất tới 10KW điện liên tục mà không cần nhiên liệu trong suốt 24 giờ mỗi ngày.

Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới
Đường hầm gió siêu thanh (hoặc siêu tốc) được thiết kế để mô phỏng cho các phương tiện di chuyển với tốc độ lên đến Mach 30 ở độ cao từ ở độ cao từ 40km đến 100km.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Hàng nghìn người xếp hàng để cấy chip vào não
Công ty khởi nghiệp của ông trùm công nghệ Elon Musk đã được cấp phép thử nghiệm cấy chip vào não người. Hiện đã có hàng nghìn ứng viên muốn tham gia.

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
