Đổi màu nước tiểu, phát hiện 1 loại ung cực chính xác

Các nhà khoa học Anh và Mỹ hợp tác cho ra đời công cụ phát hiện ung thư cực nhạy và đơn giản nhờ một hóa chất tác động lên màu nước tiểu ngay khi bệnh mới chớm.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Natotech của Imperal College London (thuộc Đại học London, Anh) và Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã trình làng một công cụ không xâm lấn, dễ dàng, độ nhạy cao, có thể  phát hiện ung thư ruột kết ngay từ giai đoạn đầu.

Đổi màu nước tiểu, phát hiện 1 loại ung cực chính xác
Công cụ xét nghiệm mới sẽ khiến nước tiểu đổi màu xanh lam xám nếu có - (ảnh minh họa từ internet).

Người cần xét nghiệm sẽ được tiêm các hạt nano mang hóa chất, vốn gây phản ứng đặc biệt với các enzyme do khối u tiết ra. Nếu người đó có bệnh ung thư ruột kết, nước tiểu của họ sẽ chuyển sang màu xanh lam sáng thay vì màu vàng thông thường.

"Khi các khối u phát triển và lan rộng, chúng thường tạo ra các tín hiệu sinh học được gọi là dấu ấn sinh học mà các bác sĩ lâm sàng sử dụng để phát hiện và theo dõi bệnh" – các nhà khoa học giải thích.

Các bước để thực hiện xét nghiệm cực kỳ đơn giản, không cần đến các dụng cụ đắt tiền và phức tạp các phòng thí nghiệm. Giáo sư Molly Stevens từ Imperal College London, một trong các thành viên đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết họ muốn phát triển nó thành một dạng xét nghiệm có thể thực hiện từ xa. Bệnh nhân chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, chụp hình nước tiểu của mình và gửi cho chuyên gia để có được nhận định ban đầu.

Một phương pháp đơn giản và không xâm lấn cũng giúp bệnh nhân tiết kiệm, có thể thực hiện thường xuyên hơn và bớt phải chịu sự đau đớn, nguy cơ nhiễm trùng như các phương pháp xâm lấn cũ.

Công trình trên rất có ý nghĩa bởi ung thư ruột kết, còn gọi là ung thư đại tràng là dạng ung thư phổ biến và cũng thuộc loại dễ gây chết người nếu phát hiện trễ. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), ung thư ruột, bao gồm ung thư ruột kết và ung thư trực tràng là nhóm ung thư phổ biến hàng thứ tư và cũng gây chết người hàng thứ tư tại đất nước này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Hiểm họa từ việc đốt pháo sáng

Hiểm họa từ việc đốt pháo sáng

Pháo sáng chứa hóa chất độc hại cho hệ hô hấp gây khó thở và phù các mao mạch làm tắt đường thở.

Đăng ngày: 12/09/2019
Thuốc glucosamine là gì?

Thuốc glucosamine là gì?

Glucosamine là đường amin được cơ thể tự tạo ra, có công thức hóa học C6H13NO5 là tổng hợp của Glycosylate protein và lipid, nó rất quan trọng trong việc cấu tạo nên sụn khớp.

Đăng ngày: 05/09/2019
73.000 mảnh nhựa đi vào cơ thể người mỗi năm

73.000 mảnh nhựa đi vào cơ thể người mỗi năm

Khoảng 73.000 mảnh nhựa nhỏ xâm nhập vào cơ thể người qua thực phẩm, đồ uống và hít thở, mang theo vi khuẩn gây bệnh và gây kháng kháng sinh.

Đăng ngày: 05/09/2019
Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?

Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ. Thống kê cho thấy những phụ nữ đã lập gia đình có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu ít nhất một lần trong đời.

Đăng ngày: 05/09/2019
11 biến chứng suy tuyến giáp nguy hiểm khôn lường cần biết

11 biến chứng suy tuyến giáp nguy hiểm khôn lường cần biết

Suy giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ một số hormone quan trọng. Bệnh xảy ra ở cả nam và nữ với những biến chứng khôn lường như bướu cổ, vô sinh, phù nề…

Đăng ngày: 05/09/2019
Bệnh ghẻ là gì?

Bệnh ghẻ là gì?

Bệnh ghẻ được y văn ghi nhận xuất hiện từ thời La Mã cổ đại, do côn trùng Sarcoptes Sxabiei gây nên và chỉ có ghẻ cái mới gây bệnh.

Đăng ngày: 05/09/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News