Đón xem cơn mưa sao băng lớn nhất năm trong tháng 12 tới

Đêm 13 rạng sáng ngày 14/12, các bạn trẻ có cơ hội ước thỏa thích khi được chứng kiến trận mưa sao băng lớn và đẹp nhất trong năm.

Người ta thường nói khi có sao băng rơi, những điều ước ta thực hiện sẽ trở thành sự thật. Vì vậy, trong tháng 12 tới, chúng ta có cơ hội trải nghiệm cảm giác ước-mệt-nghỉ với trận mưa sao băng Geminids. Theo ước tính, ở điều kiện trời quang, bạn có thể nhìn thấy tới 50 – 100 vệt sao băng/giờ.

Mưa sao băng Geminids là trận mưa sao băng lớn và đáng xem nhất trong năm 2014. Đây là hiện tượng thiên văn diễn ra khi một loạt các thiên thạch nhỏ thuộc tàn tích của sao chổi 3200 Phaethon bay vào khí quyển của Trái đất.


Quỹ đạo của sao chổi Phaethon 3200

Thông thường, mưa sao băng Geminids rất sáng, lại rơi vào ngày không trăng nên rất dễ để quan sát. Chúng có thể được thấy từ khi hoàng hôn nhưng chỉ thật sự đẹp và đạt đỉnh vào khoảng 2 giờ sáng giờ địa phương ở độ cao trên 100km so với mặt đất.

Tại Việt Nam, các bạn trẻ hoàn toàn có thể chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn kì thú này với điều kiện không bị mây mù, bụi bặm che khuất. Quãng thời gian bạn có cơ hội ngắm sao băng rơi kéo dài từ 19 giờ cho tới 5 giờ sáng ngày hôm sau. Đặc biệt, bạn có thể chứng kiến mưa sao băng tới 2 lần vào đêm 12 và đêm 13/12.

Trong trận mưa sao băng Geminids năm nay, các chuyên gia hi vọng có thể thấy vệt sao băng “Earthgrazer” (tạm dịch là gặm Trái đất). Đây là sao băng bay rất chậm theo phương ngang, gần như nhập vào đường chân trời.

Để ngắm được trọn vẹn trận mưa sao băng này, hãy làm theo những lời khuyên của các chuyên gia thiên văn học dưới đây:

1. Không cần sử dụng tới kính thiên văn, bởi mắt thường quan sát trận mưa này sẽ thú vị và chân thực hơn.

2. Khoảng thời gian 1 – 3 giờ sáng là thời điểm lý tưởng nhất.

3. Đứng ngoài trời đêm trong 5 phút để mắt quen với bóng tối. Nếu đếm được trên 50 ngôi sao trên bầu trời, đó là dấu hiệu trời quang mây và cho phép bạn ngắm sao băng. Ngược lại, tốt nhất bạn nên quay về… đi ngủ.

4. Chọn địa điểm phù hợp, tránh xa nơi có ánh sáng nhân tạo hay ngay dưới ánh trăng. Ánh sáng phát ra sẽ làm giảm độ sáng của sao băng quan sát được.

5. Mặc áo ấm cẩn thận bởi thời điểm về đêm rất lạnh.

Tham khảo: Earthsky

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News