Động cơ chở người phụ nữ đầu tiên lên Mặt trăng
Blue Origin, công ty hàng không vũ trụ do CEO Amazon, Jeff Bezos, sáng lập, hé lộ động cơ hạ cánh trên Mặt trăng BE-7, thử nghiệm thành công lần 4 hôm 4/12.
Động cơ Be-7 chạy thử lần thứ 4. (Video: Jeff Bezos).
Blue Origin đang gấp rút phát triển động cơ cho nhiệm vụ tiếp theo của NASA trên Mặt trăng, Artemis 3. Mục tiêu của nhiệm vụ là đưa người phụ nữ đầu tiên lên Mặt trăng, theo NASA. "Đây là động cơ sẽ đưa người phụ nữ đầu tiên lên bề mặt Mặt trăng", Bezos chia sẻ trong một bài đăng hôm 4/12 trên mạng xã hội Instagram kèm theo video ghi hình động cơ tên lửa BE-7 khai hỏa.
Nhưng Blue Origin không phải công ty hàng không vũ trụ duy nhất cạnh tranh để giành hợp đồng của NASA. Hai công ty khác là Dynetics và SpaceX cũng đang chạy đua giành hợp đồng này. Hồi tháng 5/2020, NASA ký kết hợp đồng 10 tháng có tổng vốn đầu tư 967 triệu USD với 3 công ty để phát triển thiết kế sơ bộ của hệ thống đưa người hạ cánh trong nhiệm vụ Artemis 3, dự kiến đáp xuống Mặt trăng năm 2024.
Động cơ BE-7 được thiết kế cho trạm đổ bộ Mặt trăng Blue Moon của Blue Origin công bố năm 2019. Động cơ này hoạt động bằng oxy lỏng và hydro, hai nhiên liệu có thể tìm thấy trên bề mặt Mặt trăng dưới dạng băng. Ngoài ra, động cơ có lực đẩy 4.535 kg và có thể giảm xuống 907 kg để hạ cánh nhẹ nhàng trên Mặt trăng, theo Blue Origin. Động cơ BE-7 đã được thử nghiệm nhiều lần ở Trung tâm bay vũ trụ Marshall của NASA tại Alabama. Lần này, động cơ khai hỏa trong khoảng 20 giây, nâng tổng thời gian chạy thử lên khoảng 20 phút.
Ngoài hệ thống đổ bộ Mặt trăng, Blue Origin còn phát triển các hệ thống tên lửa. Trong những năm gần đây, công ty chủ yếu tập trung vào hệ thống bay cận quỹ đạo New Shepard, một tên lửa tái sử dụng có thể chở 6 du khách vào không gian cùng lúc. Tuy nhiên, Blue Origin vẫn chưa bay thử tên lửa New Glenn, được thiết kế để chở hàng lên quỹ đạo.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

10 câu đố vui về vũ trụ
Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.
