Động cơ đẩy khai thác năng lượng vô hạn từ Mặt trời

Công ty IVO Ltd ở Bắc Dakota, nhà phát triển công nghệ năng lượng không dây hàng đầu, phóng hệ thống đẩy bằng điện cho vệ tinh lần đầu tiên vào tháng 6/2023.


Động cơ đẩy của IVO sẽ loại bỏ nhu cầu tiếp nhiên liệu cho vệ tinh. (Ảnh: iStock)

Hệ thống IVO Quantum Drive sẽ phóng trên tên lửa Falcon 9 của SpaceX trong nhiệm vụ chở ghép Transporter 8. Công ty IVO hy vọng có thể thử nghiệm thành công hệ thống đẩy vệ tinh ở quỹ đạo thấp của Trái Đất, tiến đến thương mại hóa công nghệ.

Từ khi thành lập vào năm 2017, IVO đã phát triển công nghệ truyền điện không dây mang tên Capacitive Based Aerial Transmission (CBAT). Công nghệ truyền không dây của CBAT cho phép các nhà vận hành giảm 50% kích thước pin. Để giải quyết lượng khí thải carbon lớn của ngành công nghiệp vũ trụ, IVO cũng chế tạo một hệ thống đẩy chỉ sử dụng điện cho tàu bay trong không gian. Nỗ lực của họ dẫn tới sự ra đời của IVO Quantum Drive.

Theo IVO, hệ thống đẩy mới hiệu quả hơn nhiều so với hệ thống tên lửa thông thường. IVO Quantum Drive có thể cung cấp lực đẩy 52 mili newton (mN) từ một watt điện. Năng lượng đến từ bộ lưu trữ điện và điện mặt trời. Đây là một bước tiến lớn so với động cơ đẩy hiệu ứng Hall hay còn gọi là động cơ ion. Động cơ ion có thể đạt lực đẩy 25 – 250 mN dù có hiệu suất năng lượng thấp hơn (65 - 80%) và đòi hỏi nhiều điện hơn, thường từ 1 đến 7 kilowatt (kW).

Nặng khoảng 300g, IVO Quantum Drive cũng nhẹ hơn nhiều so với động cơ ion (200 kg). Sử dụng phương pháp này, động cơ của IVO không cần bổ sung nhiên liệu hoặc rời khỏi quỹ đạo do nhiên liệu cạn kiệt, nhờ khai thác năng lượng vô hạn từ Mặt Trời.

IVO Quantum Drive đã được thử nghiệm thành công trong buồng chân không trên Trái đất và đang chuẩn bị để phóng lên quỹ đạo. Tại đó, IVO Quantum Drive sẽ được triển khai trên vệ tinh Rogue Space Systems cho thử nghiệm lớn đầu tiên trong không gian. "Kích thước nhỏ và khả năng to lớn của Quantum Drive sẽ giúp chúng tôi phát triển tàu vũ trụ tiết kiệm chi phí, không phụ thuộc về nhiên liệu, linh hoạt, siêu nhẹ và cực hiệu quả", Brent Abbott, giám đốc kinh doanh của công ty Rogue Space Systems, chia sẻ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hiện tượng thiên văn được Albert Einstein tiên đoán từ 1 thế kỷ trước

Hiện tượng thiên văn được Albert Einstein tiên đoán từ 1 thế kỷ trước

Thuyết tương đối rộng của Einstein đã tiên đoán đúng về sự xuất hiện của các vật thể lớn như lỗ đen nhị phân, dù hiện tượng này chưa từng được quan sát thấy.

Đăng ngày: 19/04/2025
Tên lửa khổng lồ của NASA phóng lần đầu và có thể là lần cuối

Tên lửa khổng lồ của NASA phóng lần đầu và có thể là lần cuối

Công nghệ cũ, giá thành đắt đỏ, không thể tái sử dụng làm tên lửa Hệ thống Phóng Không gian kém hấp dẫn so với các đối thủ tư nhân.

Đăng ngày: 18/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Bất ngờ phát hiện

Bất ngờ phát hiện "Mặt trăng" hoàn toàn mới đang ẩn nấp trong Hệ Mặt trời

Vệ tinh tự nhiên nhỏ bé được tìm thấy quay quanh một tiểu hành tinh.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Đài quan sát không gian mới giải đáp bí ẩn về hố đen khổng lồ

Đài quan sát không gian mới giải đáp bí ẩn về hố đen khổng lồ

Ngày 23-11, các nhà nghiên cứu đã giải đáp bí ẩn về những hố đen khổng lồ, ngấu nghiến vật chất xung quanh và giải phóng các tia hạt năng lượng khổng lồ và sáng chói vào không gian.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News