Động cơ phản lực lai tên lửa nhanh gấp 25 lần âm thanh
Anh đang phát triển động cơ SABRE giúp bay từ London tới Sydney trong 4 giờ và có thể đạt tốc độ Mach 25, tương đương 30.780km/h.
Cơ quan Vũ trụ Anh thông báo đang hợp tác với Cơ quan Vũ trụ Australia trong dự án "Cầu không gian đầu tiên trên thế giới" tại hội thảo Space Conference 2019 diễn ra hôm 24/9. Trọng tâm của dự án là động cơ phản lực lai tên lửa đẩy Synergetic Air-Breathing Rocket Engine (SABRE) do công ty Reaction Engines ở Oxfordshire phát triển.
Thiết kế máy bay siêu thanh sử dụng tên lửa SABRE. (Ảnh: CNN).
"Khi đưa vào ứng dụng, động cơ tên lửa SABRE có thể rút ngắn thời gian đi từ Anh tới Australia (15.196 km) xuống còn 4 giờ", Graham Turnock, giám đốc Cơ quan Vũ trụ Anh, cho biết.
Các kỹ sư tìm kiếm cách mới để vượt qua rào cản âm thanh từ khi máy bay Concorde ngừng hoạt động năm 2003. Hồi tháng 4/2019, Reaction Engines tuyên bố thử nghiệm thành công bộ làm lạnh sơ bộ ở tốc độ mô phỏng Mach 3,3 tương đương 4.075 km/h, nhanh hơn 50% so với tốc độ hành trình của Concorde để bay giữa New York và Paris trong 3,5 giờ. Tốc độ này cũng sánh ngang với kỷ lục tốc độ của máy bay trinh sát nhanh nhất thế giới, Lockheed SR-71 Blackbird.
Reaction Engines thử nghiệm thành công bộ làm lạnh cơ sở hồi đầu năm. (Ảnh: CNN).
Thử nghiệm bộ làm lạnh sơ bộ diễn ra tại cơ sở TF2 của Reaction Engines ở Cảng Hàng không Vũ trụ Colorado, Mỹ. Ở tốc độ cao như vậy, không khí qua động cơ có thể đạt nhiệt độ siêu cao, có thể gây hỏng hóc. Bộ làm lạnh cơ sở giúp giảm nhiệt độ không khí trước khi tiếp xúc với động cơ chính.
Thử nghiệm gần đây cho thấy thiết bị có thể làm mát không khí từ hơn 1.000 độ C xuống nhiệt độ phòng trong chưa đầy 0,05 giây. "Đây là một cột mốc vô cùng quan trọng đánh dấu công nghệ làm lạnh cơ sở của Reaction Engines đã đạt hiệu suất chuyển hóa nhiệt chưa có thiết bị nào sánh ngang", Mark Thomas, CEO của Reaction Engines, cho biết.
Thomas nhấn mạnh công nghệ cũng có thể sử dụng trên máy bay lai điện. Động cơ SABRE được thiết kế để đạt tốc độ trên Mach 5.5 (6.800km/h) trong khí quyển Trái Đất trước khi chuyển thành tên lửa bay vào không gian ở mức Mach 25 (30.870km/h). Động cơ này sẽ nạp oxy trong không khí vào buồng đốt tên lửa để hoạt động, giúp tiết kiệm nhiên liệu và giảm nhẹ trọng lượng.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.
