Động cơ tên lửa chạy bằng rác thải nhựa

Công ty Pulsar Fusion đang phát triển và thử nghiệm động cơ tên lửa hoạt động nhờ hợp chất có trong rác thải nhựa tái chế.

Pulsar Fusion, công ty năng lượng nhiệt hạch Bletchley, tiến hành các thử nghiệm thành công ở COTEC, một căn cứ quân sự của Bộ Quốc phòng Anh ở Salisbury, vào hôm 17 và 18/11. Động cơ tên lửa chạy bằng rác thải nhựa có nhiều ứng dụng rộng rãi, bao gồm chở người và vệ tinh vào không gian, theo Pulsar Fusion.

Động cơ tên lửa chạy bằng rác thải nhựa
Động cơ chạy bằng rác thải nhựa của Pulsar khai hỏa thành công. (Ảnh: Pulsar)

Tham vọng lớn nhất của Pulsar Fusion là sản xuất động cơ đẩy siêu thanh, sử dụng công nghệ năng lượng nhiệt hạch để du hành liên hành tinh, giúp giảm một nửa thời gian bay tới sao Hỏa. Hiện nay, công ty đang phát triển một nguyên mẫu lò phản ứng nhiệt hạch được thiết kế để tạo ra plasma nóng hơn bề mặt Mặt Trời.

Thử nghiệm lửa tĩnh vào tuần trước cho thấy hiệu ứng hình ảnh ấn tượng dưới dạng sóng xung kích kim cương, mẫu sóng thường xuất hiện trong ống xả của hệ thống đẩy không gian. Tiếp theo, công ty đã tiến hành biểu diễn động cơ trước các khách hàng trong ngành hàng không vũ trụ ở Thụy Sĩ hôm 25/11.

Động cơ tên lửa của Pulsar là động cơ lai, sử dụng nhiên liệu đẩy ở hai pha khác nhau (lỏng và khí/chất lỏng). Tên lửa "xanh" này hoạt động nhờ polyethylene mật độ cao (HDPE) thu được từ quá trình tái chế nhựa và oxit nitơ. Khi đốt cháy cùng nhau, hai nhiên liệu này tạo ra cột khói không độc hại.

Theo Richard Dinan, giám đốc điều hành Pulsar Fusion, động cơ lai có thể chạy bằng rác thải nhựa tái chế trong khi động cơ nhiên liệu lỏng thì không. Các chai lọ nhựa và nhiều chất thải khác có thể được nung chảy và đúc thành khối hình trụ để đặt vào tên lửa trước mỗi lần khai hỏa.

Hồi tháng 9/2021, Pulsar Fusion được chính phủ Anh cấp kinh phí để phát triển động cơ plasma. Những động cơ đẩy của Pulsar có thể chịu độ rung 20 g mô phỏng phóng tên lửa trong những thử nghiệm gần đây tại Hawaii.

Năm 2025, Pulsar Fusion đặt mục tiêu phát triển động cơ đẩy năng lượng nhiệt hạch dùng cho thử nghiệm lửa tĩnh. Năm 2027, công ty sẽ chế tạo và phóng thử nghiệm động cơ tên lửa năng lượng nhiệt hạch lên quỹ đạo.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mỹ tạo ra robot sống đầu tiên có thể tự nhân bản

Mỹ tạo ra robot sống đầu tiên có thể tự nhân bản

Các nhà khoa học Mỹ đã tạo ra loại robot sống đầu tiên trên thế giới, được gọi là xenobot. Chúng có thể nhân bản, theo cách hoàn toàn khác động vật và thực vật tự nhiên.

Đăng ngày: 30/11/2021
Robot

Robot "nghệ sĩ" đầu tiên của thế giới viết thơ về Dante

Ngày 28-11, Đài CNN đưa tin Đại học Oxford (Anh) mới đây đã tổ chức buổi đọc thơ cho Ai-Da - robot " nghệ sĩ" đầu tiên trên thế giới.

Đăng ngày: 30/11/2021
Choáng với công nghệ có thể giúp chúng ta đi từ New York đến Los Angeles chỉ trong... 1 giây

Choáng với công nghệ có thể giúp chúng ta đi từ New York đến Los Angeles chỉ trong... 1 giây

Phía trước vẫn còn một chặng đường dài, nhưng chắc chắn công nghệ này một ngày nào đó có thể cho phép chúng ta đi từ New York sang Los Angeles chỉ trong vòng một giây.

Đăng ngày: 30/11/2021
Kính kim cương siêu cứng có độ dẫn nhiệt cao nhất

Kính kim cương siêu cứng có độ dẫn nhiệt cao nhất

Các chuyên gia dùng áp suất biến đổi một vật liệu carbon thành loại kính mới có tiềm năng đưa vào sản xuất hàng loạt với tính ứng dụng cao.

Đăng ngày: 30/11/2021
Phát triển loại mực in 3D từ vi khuẩn sống

Phát triển loại mực in 3D từ vi khuẩn sống

Mực in 3D cấu tạo hoàn toàn từ vi khuẩn E. coli, giúp tạo ra những công trình bền vững có khả năng tự vá lành.

Đăng ngày: 29/11/2021
Tòa nhà sản xuất đủ điện cho 370 hộ gia đình

Tòa nhà sản xuất đủ điện cho 370 hộ gia đình

Với các cây năng lượng và 1.000 tấm pin mặt trời trên nóc, tòa nhà Sustainability Pavilion có thể sản xuất lượng điện lên tới 4 gigawatt giờ/năm.

Đăng ngày: 29/11/2021
Miếng dán phát hiện nói dối qua chuyển động cơ mặt

Miếng dán phát hiện nói dối qua chuyển động cơ mặt

Một nhóm các nhà nghiên cứu Israel mới đây đã phát triển công nghệ theo dõi chuyển động cơ mặt để phát hiện ai đó đang nói dối.

Đăng ngày: 27/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News