Động đất liên tiếp xảy ra tại Vĩnh Phúc, Lai Châu, Điện Biên

Theo Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần thuộc Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), vào hồi 1 giờ 9 phút 43 giây (giờ GMT) ngày 3-3 tức 8 giờ 9 phút 43 giây (giờ Hà Nội) ngày 3-3, một trận động đất có độ lớn 3.2 xảy ra tại vị trí có tọa độ (21.215 độ vĩ Bắc, 105.554 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 16 km. Động đất xảy ra tại khu vực huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 0.


Bản đồ chấn tâm động đất tại tỉnh Vĩnh Phúc. (Nguồn: Viện Vật lý Địa cầu).

Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Trước đó, vào hồi 21 giờ 49 phút 54 giây (giờ GMT) ngày 2-3, tức 4 giờ 49 phút 54 giây ngày 3-3, trận động đất có độ lớn 4.4, độ sâu chấn tiêu khoảng 16 km, đã xảy ra tại tọa độ 22.534 Vĩ Bắc - 102.672 Kinh Đông, thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, không gây rủi ro thiên tai.

Còn vào ngày 1-3, vào 23 giờ 24 phút 22 giây, tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên cũng đã xảy ra trận động đất có độ lớn 3.0, độ sâu chấn tiêu khoảng 16 km, không gây rủi ro thiên tai.

Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) Nguyễn Xuân Anh cho biết Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần tiếp tục theo dõi diễn biến động đất tại khu vực này để thông báo kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng và chính quyền địa phương.

Theo Viện trưởng Nguyễn Xuân Anh, khi có động đất xảy ra, chính quyền và người dân tại khu vực bị ảnh hưởng cần thực hiện nghiêm các quy định tại Quyết định số 78/2007/QĐ-TTg ngày 29-5-2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế phòng, chống động đất, sóng thần.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên

Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

Đăng ngày: 30/04/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Đăng ngày: 28/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News