Động đất mạnh 7,3 độ richter gây cảnh báo sóng thần tại Indonesia
Cơ quan Địa vật lý Indonesia (BMKG) cho biết, một trận động đất mạnh 7,3 độ richter đã xảy ra ở phía Tây đảo Sumatra của Indonesia, gây ra cảnh báo sóng thần trong thời gian ngắn.
Người dân sơ tán khỏi một tòa nhà sau khi xảy ra trận động đất ở Jakarta, Indonesia, hồi năm ngoái. (Ảnh minh họa).
Cảnh báo sóng thần, yêu cầu chính quyền địa phương ngay lập tức hướng dẫn cư dân trong khu vực bị ảnh hưởng rời khỏi bờ biển, hiện đã được dỡ bỏ.
Trận động đất xảy ra vào khoảng 3h (giờ địa phương) sáng 25-4 ở độ sâu 84km. Dữ liệu của BMKG cho thấy một số dư chấn đã được ghi nhận sau đó, có cường độ khoảng 4 độ richter. Nhà chức trách đang thu thập dữ liệu từ các hòn đảo gần tâm chấn nhất ngoài khơi bờ biển phía Tây Sumatra.
Tại Padang, thủ phủ của Tây Sumatra, một số người đã rời khỏi các bãi biển, ông Abdul, người dân địa phương, cho biết. “Mọi người rời khỏi nhà của họ. Một số hoảng loạn nhưng được trấn an. Hiện tại một số người trong số họ đang rời khỏi bãi biển”, ông nói và cho biết thêm rằng ông chưa thấy thiệt hại nào cho đến nay.
Đoạn video được truyền thông địa phương đăng tải cho thấy một số cư dân Padang sơ tán bằng xe máy và đi bộ lên vùng đất cao hơn. Một số mang theo ba lô trong khi những người khác tập trung dưới những chiếc ô để tránh mưa.
“Trên đảo Siberut, mọi người đã được sơ tán. Họ được yêu cầu ở lại khu vực sơ tán cho đến khi cảnh báo sóng thần được dỡ bỏ”, một quan chức địa phương nói với TvOne.
Indonesia thường xuyên phải hứng chịu các trận động đất vì nước này nằm trên “Vành đai lửa Thái Bình Dương”. Đây là khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vòng lòng chảo Thái Bình Dương. Khoảng 71% các trận động đất có cường độ mạnh nhất thế giới diễn ra tại vành đai lửa này.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên
Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
