Động đất nhỏ cũng có thể gây hậu quả lớn ở Hà Nội

TS. Nguyễn Xuân Anh, Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần cho biết tính từ 15/12/2023 đến 14/5/2024, trên lãnh thổ và vùng biển Việt Nam ghi nhận 126 trận động đất.

Phần lớn các trận động đất này là động đất kích thích, do thuỷ điện tích nước gây ra như loạt trận động đất xuất hiện tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum thời gian qua. Ngoài ra, ghi nhận khoảng 10 trận động đất tự nhiên, đáng lưu ý có trận động đất mạnh 4.0 độ tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

Theo TS Nguyễn Xuân Anh, các trận động đất vừa qua xảy ra tại Ninh Bình, Yên Bái, Thanh Hoá, Hà Nội, Phú Yên. Đây là các khu vực có đới đứt gãy hoạt động. Việt Nam có mấy chục đứt gãy hoạt động, là nguồn phát sinh động đất. Về nguyên tắc, động đất càng lớn thì khả năng lặp lại càng ít, động đất nhỏ dưới 4 độ thì tần suất lặp lại thường xuyên hơn.

"Tại Hà Nội có đới đứt gãy sông Hồng – sông Chảy đi qua. Trong quá khứ, đới đứt gãy này từng ghi nhận động đất mạnh 5.1-5.6 độ", ông Xuân Anh nói.

Động đất nhỏ cũng có thể gây hậu quả lớn ở Hà Nội
Động đất có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu vực nhà tập thể ở Hà Nội. (Ảnh minh hoạ).

Khoảng 20 năm qua, hầu hết các trận động đất ảnh hưởng đến Hà Nội đều xuất hiện từ xa như Thái Lan, Lào, Trung Quốc hoặc Mộc Châu (Sơn La). Tuy nhiên, ngày 25/3/2024, một trận động đất mạnh 4 độ đã xảy ra tại chính Hà Nội. Điều này cho thấy động đất vẫn xảy ra ở những đới đứt gãy đang hoạt động.

TS Xuân Anh cho biết, Viện Vật lý địa cầu mong muốn có thể làm lại bản đồ phân vùng nguy hiểm động đất và thực hiện đánh giá rủi ro động đất. Việc phân vùng nguy hiểm động đất sẽ giúp đánh giá mức độ động đất cực đại có thể xảy ra khi xuất hiện trong khu vực.

Đánh giá rủi ro sẽ góp phần lượng hoá thiệt hại có thể xảy ra nếu động đất xuất hiện, liên quan nhiều đến xây dựng công trình. TS Xuân Anh cho rằng điều này là rất cần thiết, nhất là với các công trình quan trọng của đất nước và các khu vực đông dân cư. Riêng tại nhiều khu dân cư ở Hà Nội, động đất nhỏ cũng có thể xảy ra thiệt hại rất lớn.

Theo vị chuyên gia này, Hà Nội nên lắp đặt hệ thống quan trắc ở một số công trình quan trọng, các khu vực đông dân cư để góp phần định lượng hoạt động động đất, làm cơ sở đánh giá rủi ro động đất gây ra.

Trước đó, vào 8 giờ 05 phút 35 giây (giờ Hà Nội) sáng nay 25/3, một trận động đất có độ lớn 4.0 xảy ra tại vị trí có tọa độ (20.770 độ vĩ Bắc, 105.720 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 16 km, trên khu vực huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội. Người dân thủ đô, nhất là những người sống và làm việc ở nhà cao tầng cảm nhận rõ rung chấn từ trận động đất này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiên đường du lịch Hy Lạp và nỗi ám ảnh mang tên biến đổi khí hậu

Thiên đường du lịch Hy Lạp và nỗi ám ảnh mang tên biến đổi khí hậu

Hy Lạp, đất nước với những thắng cảnh cổ kính và lãng mạn, của những câu chuyện huyền thoại, từ lâu đã được mệnh danh là Thiên đường du lịch của châu Âu và thế giới.

Đăng ngày: 12/07/2024
Gió Bắc sắp về sẽ khiến miền Bắc giảm nhiệt, bao giờ Hà Nội có mưa to?

Gió Bắc sắp về sẽ khiến miền Bắc giảm nhiệt, bao giờ Hà Nội có mưa to?

Đợt nắng nóng diện rộng ở miền Bắc sắp kết thúc. Sắp tới, gió Bắc về sẽ khiến nhiệt độ miền Bắc giảm, một số nơi mưa to đến rất to.

Đăng ngày: 12/07/2024
Năng lượng xanh và nghịch lý

Năng lượng xanh và nghịch lý "hóa chất vĩnh cửu": Pin lithium-ion liệu có thực sự là cứu tinh như chúng ta nghĩ?

Được xem là giải pháp năng lượng xanh cho tương lai, pin lithium-ion đang ngày càng phổ biến, nhưng ít ai biết rằng, ẩn sau lớp vỏ bọc " thân thiện môi trường" là nguy cơ tiềm ẩn từ các "hóa chất vĩnh cửu".

Đăng ngày: 11/07/2024
Nhiều hình thái thời tiết nguy hiểm xảy ra trong 6 tháng cuối năm

Nhiều hình thái thời tiết nguy hiểm xảy ra trong 6 tháng cuối năm

Từ nay đến cuối năm 2024, ENSO (bao gồm hiện tượng En Nino và La Nina) sẽ chuyển sang trạng thái La Nina gây nhiều hình thái thời tiết nguy hiểm.

Đăng ngày: 10/07/2024
Nhân loại vừa trải qua đợt nóng nhất trong lịch sử, hàng nghìn người chết

Nhân loại vừa trải qua đợt nóng nhất trong lịch sử, hàng nghìn người chết

Tháng 6 là tháng nóng nhất được ghi nhận trên toàn cầu, nhiệt độ trung bình trong 12 tháng liên tục vượt quá 1,6⁰C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Đăng ngày: 10/07/2024
Hàng triệu người sẽ không thể uống nước ngầm vì quá nóng

Hàng triệu người sẽ không thể uống nước ngầm vì quá nóng

Nguồn nước ngầm thế giới có khả năng không thể uống được nữa chỉ trong vài thập kỷ tới.

Đăng ngày: 10/07/2024
Biến rác thải nhựa thành nguyên liệu cho máy in 3D

Biến rác thải nhựa thành nguyên liệu cho máy in 3D

Các nhà khoa học Úc mới đây đã phát minh một thiết bị công nghệ mới nhằm tái chế nhựa cứng phế thải thành nguyên liệu cho máy in 3D.

Đăng ngày: 09/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News