Động vật tiến hóa "dị" nhất TG, Việt Nam góp mặt

Các loài động vật được nhận định tiến hóa vô cùng dị thường để tồn tại, trong số các loài động vật tiến hóa dị đó, có cá bụng đầu Cửu Long ở Việt Nam là một trong số ít loài cá có sự thụ tinh trứng diễn ra bên trong cơ thể của cá cái.

Cá bụng đầu Cửu Long. Loài động vật tiến hóa "dị biệt" này được phát hiện năm 2009, là một trong số ít loài cá có sự thụ tinh trứng diễn ra bên trong cơ thể của cá cái. Để thực hiện quá trình dễ dàng, các con cá đực phát triển dương vật kéo dài từ đầu, giống như một móc cưa, sử dụng để bám vào những con cái trong quá trình giao phối.

Linh dương Ai Cập. Bởi vì nó có nguồn gốc từ Trung Đông và Bắc Phi, linh dương Ai Cập đã phát triển một số đặc điểm để tồn tại với môi trường ít hoặc không có nước uống. Nó có thể vẫn sống mà không có nước, chỉ cần ăn thực vật và sống sót nhờ quá trình hydrat hóa. Ngoài ra, khi nước khan hiếm, linh dương Ai Cập có thể tiết kiệm bằng cách tập trung acid uric từ nước tiểu. Loài này cũng giảm tiêu thụ đáng kể lượng nước trong phân.

Chim mỏ chéo đã thích nghi để phù hợp hơn với nguồn thức ăn của nó là những quả thông. Do thực tế những hạt giống bên trong quả thông rất khó để lấy ra với một chiếc mỏ bình thường, loài chim này đã phát triển những chiếc mỏ chéo giúp chúng tách đôi trái thông. Lưỡi của nó cũng rất mạnh mẽ, có thể ép vào trong quả để có được những hạt giống.

Ếch vàng Panama gần tuyệt chủng do mất môi trường sống, và chỉ sống duy nhất trong khu rừng nhiệt đới Panama, chủ yếu cư trú gần các con sông và thác nước. Do tiếng ồn trong môi trường sống tự nhiên của chúng, chúng đã tiến hóa một khả năng đặc biệt, khá hiếm trong vương quốc động vật: Loài này sử dụng semaphore ((hệ thống tín hiệu bằng cách đặt tay hoặc hai lá cờ theo một vị trí nào đó để biểu thị các con chữ của vần chữ cái) để giao tiếp báo cáo cơ bản, chẳng hạn như sẵn sàng giao phối hoặc cảnh báo về các quái thú săn mồi.

Chim diều râu rất thích tủy xương, một loại thực phẩm vô cùng khó khăn để lấy. Để có được các chất dinh dưỡng quý giá ở bên trong xương của các động vật thối rữa, loài này đã nghĩ ra cách vô cùng độc đáo là thả xương từ độ cao 260 feet (khoảng 79,2m) xuống với hy vọng để nó rơi xuống đá và vỡ ra.

Kỳ nhông đốm là một trong những loài có đặc điểm tiến hóa độc đáo nhất trong thế giới động vật. Đó là động vật có xương sống đầu tiên được tìm thấy có thể sử dụng quang hợp. Qua nghiên cứu nhiều năm, các nhà khoa học tin rằng tảo có mối quan hệ cộng sinh với các phôi của kỳ nhông đốm, chịu trách nhiệm về chất diệp lục được tìm thấy bên trong các cơ quan của loài này. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Canada mới đây đã phát hiện ra các sắc tố rất quan trọng để quang hợp nằm ở bên trong các tế bào kỳ nhông đốm. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tìm thấy phôi mà tương tác với tảo rất có khả năng tồn tại và tăng trưởng nhanh hơn nhiều.

Đà điểu Cassowary là một loài chim bay lớn, là loài sinh vật duy nhất có thể ăn mận Cassowary (một loại cây nhỏ có trái với độc tính cao có thể giết chết tất cả động vật, kể cả con người). Nhưng loại quả vô cùng độc trên khi vào trong cơ thể của đà điểu Cassowary không có hại nhờ vào một hệ thống tiêu hóa rất ngắn và nhanh chóng. Ngoài ra, các enzym của con chim làm cho nó miễn dịch với độc tính của hạt.

Muỗi dưới hệ thống tàu điện ngầm London, Anh. Hệ thống tàu điện ngầm bên dưới thành phố London là nơi sinh sản cho một loại muỗi đặc biệt, phân nhánh ra từ những loài muỗi trên mặt đất từ cách đây khoảng một trăm năm. Loài muỗi này chỉ ăn các loài chim, chứ không hút máu người và động vật gặm nhấm. Ngoài ra, nó cũng đã thay đổi thói quen sinh sản để phù hợp, trong khi muỗi thông thường cần phải ăn máu trước khi đẻ trứng, muỗi dưới tàu điện ngầm ở London đẻ trứng trước. Ngoài ra, nó còn hoạt động quanh năm, rất may loài này chủ yếu ở trong hệ thống tàu điện ngầm London.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Đăng ngày: 16/02/2025
11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Đăng ngày: 15/02/2025
Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Đăng ngày: 15/02/2025
Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 15/02/2025
Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Khối lượng cực đại của cá tra dầu sông Mekong đạt 300kg, còn chiều dài tối đa của cá đuối nước ngọt lên tới 5m. Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, là mạch sống của hàng chục triệu người.

Đăng ngày: 15/02/2025
Giới tính của thằn lằn phụ thuộc vào kích cỡ trứng

Giới tính của thằn lằn phụ thuộc vào kích cỡ trứng

Trên tờ Current Biology ra ngày 4/6, một báo cáo cho biết vấn đề giới tính của thằn lằn con hoá ra phức tạp hơn nhiều so với những suy đoán trước đây của giới khoa học. Chí ít là đối với một loài thằn lằn, kích cỡ của trứng đóng vai trò quyết định trong chuyện này.

Đăng ngày: 14/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News