Đợt lạnh kỷ lục càn quét khu vực Đông Á dịp Tết: Vì sao thời tiết cực đoan sẽ là "bình thường mới"?

Các chuyên gia dự báo hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ là "bình thường mới" trong tương lai, khi mà khu vực Đông Á đang trải qua giá lạnh kỷ lục chưa từng thấy trong vòng 1 thập kỷ qua.

Dịp Tết Nguyên đán này, khu vực Đông Á trải qua giá lạnh kỷ lục, với nhiệt độ sâu chưa từng thấy trong suốt 1 thập kỷ qua. Băng giá và tuyết rơi dày đã cản trở việc đi lại trong suốt những ngày Tết ở Hàn Quốc, Trung Quốc.

Hôm thứ Năm (26/1), thủ đô Seoul của Hàn Quốc đã đưa ra cảnh báo về "đợt sóng lạnh" - khi nhiệt độ xuống dưới âm 15 độ C (5 độ F) trong hai ngày liên tiếp. Hôm 25/1, nhiệt độ buổi sáng ở Seoul xuống mức thấp nhất âm 17,3 độ C, lạnh nhất từ đầu mùa đông đến giờ.

Tại hòn đảo du lịch nổi tiếng Jeju, thời tiết khắc nghiệt đã khiến 476 chuyến bay bị hủy trong khi các tàu chở khách buộc phải ở lại cảng do sóng lớn, khiến khoảng 43.000 hành khách mắc kẹt, theo Văn phòng khu vực Jeju của Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc.


Cảnh sát giao thông đang điều hướng phương tiện trên đảo Jeju hôm 24/1.

Ở phía bắc, giới chức Triều Tiên cũng cảnh báo về điều kiện thời tiết khắc nghiệt khi đợt lạnh tràn qua Bán đảo Triều Tiên. Truyền thông nhà nước đưa tin nhiệt độ ở một số vùng của Triều Tiên dự kiến sẽ giảm xuống dưới âm 30 độ C.

Trong khi đó tại Nhật Bản, hàng trăm chuyến bay nội địa đã bị hủy vào 24-25/1 do tuyết rơi dày và gió mạnh cản trở tầm nhìn. Các hãng hàng không lớn Japan Airlines và All Nippon Airways đã hủy tổng cộng 229 chuyến bay.

Nhiều khu vực ở miền trung và miền bắc Nhật Bản đã phải chiến đấu với nhiệt độ xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ và tuyết rơi dày. Ngoài hàng không, xe lửa và đường bộ đều bị ảnh hưởng, một số tài xế bị mắc kẹt trong tuyết trong nhiều giờ và chính quyền cảnh báo người dân ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất không nên đi lại trừ khi thực sự cần thiết. Ít nhất 4 người đã được ghi nhận là thiệt mạng do giá lạnh, băng tuyết.


Tuyết phủ kín ở Kanazawa, tỉnh Ishikawa, Nhật Bản.

Cơ quan khí tượng Trung Quốc cũng đã dự báo nhiệt độ giảm mạnh ở các vùng của đất nước và hôm 23/1 đã đưa ra cảnh báo xanh về một đợt lạnh - mức thấp nhất trong hệ thống cảnh báo bốn cấp.

Các nhà khí tượng học cho biết Mohe, thành phố cực bắc của Trung Quốc, hôm 22/1 đã chứng kiến nhiệt độ giảm xuống âm 53 độ C - mức lạnh nhất từng được ghi nhận. Chính quyền địa phương cho biết sương mù băng - một hiện tượng thời tiết chỉ xảy ra khi cực lạnh và các giọt nước trong không khí ở dạng lỏng - cũng có thể xuất hiện ở thành phố này trong tuần qua.

"Bình thường mới"

"Không khí lạnh từ Bắc Cực đã tràn thẳng đến Hàn Quốc sau khi đi qua Nga và Trung Quốc", người phát ngôn Cục Khí tượng Hàn Quốc Woo Jin-kyu nói với CNN. Woo nói rằng chúng ta có thể coi thời tiết khắc nghiệt này - cực nóng vào mùa hè và cực lạnh vào mùa đông - là một trong những tín hiệu của biến đổi khí hậu.

Yeh Sang-wook, giáo sư khí hậu tại Đại học Hanyang ở Seoul, cho rằng đợt sóng lạnh cực đoan trên Bán đảo Triều Tiên là do gió Bắc Cực từ Siberia, đồng thời cho biết thêm rằng đợt lạnh ở Hàn Quốc năm nay một phần là do sự tan chảy của các chỏm băng ở Bắc Cực từ việc ấm lên toàn cầu.

Ông nói: "Đã có một sự tan chảy kỷ lục vào năm ngoái và năm nay. Khi băng trên biển tan chảy, biển rộng ra, đưa nhiều hơi nước vào không khí hơn, dẫn đến nhiều tuyết hơn ở phía bắc".


Trong thời kỳ La Niña, nhiệt độ bề mặt nước biển ở phần xích đạo phía đông của trung tâm Thái Bình Dương sẽ thấp hơn bình thường từ 3–5 °C. Sự xuất hiện của La Niña thường kéo dài hơn năm tháng. El Niño và La Niña có thể là những dấu hiệu cho thấy sự thay đổi thời tiết trên toàn cầu.

Khi biến đổi khí hậu trở nên tồi tệ hơn, khu vực này sẽ phải đối mặt với thời tiết lạnh giá khắc nghiệt hơn trong tương lai, ông cho hay.

"Không có (lời giải thích) nào khác. Biến đổi khí hậu thực sự đang ngày càng sâu sắc và có sự đồng thuận giữa các nhà khoa học toàn cầu rằng loại hiện tượng lạnh giá này sẽ trở nên tồi tệ hơn trong tương lai".

Kevin Trenberth, từ Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ (NCAR), đồng ý rằng "các hiện tượng thời tiết cực đoan là bình thường mới", nói thêm, "chúng ta chắc chắn có thể dự đoán rằng các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ tồi tệ hơn trước đây".

Ông cũng chỉ ra các chu kỳ mô hình khí hậu El Niño và La Niña ở Thái Bình Dương ảnh hưởng đến thời tiết trên toàn thế giới. Theo ông, La Niña, hiện tượng thường có tác dụng làm mát nhiệt độ toàn cầu, là một trong những nguyên nhân gây ra đợt lạnh giá hiện nay.

"Chắc chắn có một sự biến đổi tự nhiên lớn xảy ra trong thời tiết nhưng… chúng ta thường nghe về hiện tượng El Nino và hiện tại chúng ta đang ở giai đoạn La Niña. Và điều đó chắc chắn ảnh hưởng đến các loại mô hình có xu hướng xảy ra".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao lại gọi là Bờ Hồ?

Vì sao lại gọi là Bờ Hồ?

Đến Hà Nội mà chưa ra Bờ Hồ, chưa vào Bách hóa tổng hợp Tràng Tiền coi như chưa biết Hà Nội. Đi chơi Bờ Hồ như một thói quen văn hóa ở Hà Nội mặc định từ bao năm nay.

Đăng ngày: 11/05/2025
Cá nóc phồng người lên như thế nào và tại sao chúng lại làm vậy?

Cá nóc phồng người lên như thế nào và tại sao chúng lại làm vậy?

Với độc tố trong người và kỹ năng phồng mình thành một quả cầu gai, cá nóc có thể dọa được rất nhiều kẻ thù của mình.

Đăng ngày: 11/05/2025
Sau cừu Dolly, tại sao vẫn chưa nhân bản con người?

Sau cừu Dolly, tại sao vẫn chưa nhân bản con người?

Vào năm 1996, chú cừu Dolly gây xôn xao khắp thế giới sau khi trở thành động vật có vú đầu tiên được nhân bản thành công từ tế bào trưởng thành.

Đăng ngày: 05/05/2025
Tại sao người Ai Cập kỳ công ướp xác?

Tại sao người Ai Cập kỳ công ướp xác?

Người Ai Cập cổ đại ướp xác người chết vì họ tin rằng đó là cách để người chết tận hưởng cuộc sống vĩnh cửu ở thế giới bên kia.

Đăng ngày: 04/05/2025
Tại sao thực phẩm hết hạn sử dụng vẫn có thể ăn được?

Tại sao thực phẩm hết hạn sử dụng vẫn có thể ăn được?

Mỗi khi cầm thực phẩm lên, nếu xem thấy nhãn hàng hết hạn sử dụng, hầu hết chị em thường bỏ đi bởi sợ không an toàn cho sức khỏe.

Đăng ngày: 04/05/2025
Vì sao máu màu đỏ, nhưng tĩnh mạch có màu xanh?

Vì sao máu màu đỏ, nhưng tĩnh mạch có màu xanh?

Nhiều người cho rằng máu giàu oxy có màu đỏ, máu nghèo oxy màu xanh lam, nên tĩnh mạch thường có màu xanh tím. Tuy nhiên quan niệm này liệu có đúng?

Đăng ngày: 02/05/2025
Tại sao các hành tinh lại bị treo lơ lửng trong vũ trụ?

Tại sao các hành tinh lại bị treo lơ lửng trong vũ trụ?

Có lẽ nhiều người khi còn trẻ đã nhìn lên bầu trời và nhìn thấy những ngôi sao sáng lấp lánh, họ nghĩ: Liệu một ngày nào đó họ có rơi xuống không? Điều gì sẽ xảy ra nếu nó rơi và chạm vào Trái đất?

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News