Đột phá công nghệ tế bào giúp chữa lành vết thương lớn trên da

Thay vì chờ đợi cho vết thương lành hoặc thực hiện cấy ghép, các nhà nghiên cứu lại có ý tưởng biến đổi trực tiếp các tế bào trong vết thương thành những tế bào da mới khỏe mạnh.

Đó là ý tưởng đột phá của các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Sinh học Salk (San Diego, California A, Mỹ). Và họ đã đạt được thành tích này bằng cách tiêm các virus đã được chuyển hóa vào vết thương sâu và rộng của một con chuột. Các tế bào gốc tại khu vực bị tổn thương sau đó đã được chuyển thành tế bào da mới.

Đột phá công nghệ tế bào giúp chữa lành vết thương lớn trên da
Ảnh chụp hồng ngoại cho thấy lớp biểu bì của chú chuột đang được các tế bào gốc chữa liền.

Những virus này, hoạt động như là các vectơ, mang các nhân tố chuyển hóa đẩy các tế bào trung mô (tức các tế bào gốc) lên bề mặt của cơ thể, và biểu hiện thành các gene mới. Sau đó, chúng trở thành tế bào biểu mô, tức là tế bào của da.

Theo TS. Juan Carlos Izpisua Belmonte, người đứng đầu công cuộc nghiên cứu, những con chuột được điều trị theo cách này đã được chữa lành chỉ trong hai tuần. Cũng theo ông, thời gian chữa bệnh về lý thuyết cũng sẽ tương tự ở người, trong khi đó nếu phải thực hiện cấy ghép thì thời gian đòi hỏi tới bốn tuần. Và ngoài ra, phương pháp này còn có khả năng làm liền vết thương mọi kích cỡ, mà không cần tới một nguồn "tài trợ" da nào.

Còn theo TS. Jérôme Lamartine, một nhà sinh học tại Đại học Lyon (Pháp), tuy không tham gia công cuộc nghiên cứu này, nhưng cũng đã dành sự quan tâm khi nhận thấy những kết quả này rất đáng chú ý, đặc biệt là cho các tổn thương sâu mà khi ghép vẫn không hiệu quả.

Tuy nhiên ông cũng bày tỏ cần thận trọng khi chuyển tiếp phương pháp qua cho người, vì da của chúng ta có lớp biểu bì dày và phức tạp hơn, đặc biệt là với các mô da ở lớp sâu. Vì vậy, cần phải lưu ý đến nguy cơ của khối u, cần phải có các nghiên cứu dài hạn về động vật linh trưởng hoặc trên loài heo trước khi thử nghiệm lâm sàng ở người.

Vậy là từ nay chúng ta có thể được chữa lành da chỉ trong hai tuần, một hy vọng để không còn phải chịu cảnh cấy ghép?

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Bé gái ho dai dẳng kéo dài vì mắc bệnh cực hiếm, cả thế giới chưa đến 20 trường hợp

Bé gái ho dai dẳng kéo dài vì mắc bệnh cực hiếm, cả thế giới chưa đến 20 trường hợp

Bệnh nhi là bé gái T.T.Q.N (10 tuổi, ngụ tại Đồng Nai) được người nhà đưa tới bệnh viện trong tình trạng trạng ho kéo dài, khó thở khi gắng sức.

Đăng ngày: 16/10/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News