Đột phá: Nhờ cấy gene tảo vào mắt, một người khiếm thị lấy lại được một phần nhỏ thị lực

Ánh sáng hy vọng cho những cá nhân khiếm thị!

Người đàn ông 58 tuổi này bị khiếm thị nặng tới mức khả năng phân biệt giữa ngày và đêm cũng giảm đáng kể. Nhưng sau khi được chữa trị bằng phương pháp mới, cụ thể là thêm những phân tử cảm nhận ánh sáng vào võng mạc của ông, thì bệnh nhân khiếm thị đã có thể nhìn ra một cuốn sổ được đặt trên bàn.

Các nhà khoa học tới từ Châu Âu và Mỹ vừa báo cáo ca chữa trị khiếm thị thành công đầu tiên bằng phương pháp optogenetics - tạm dịch là chỉnh sửa gene thị giác, sử dụng ánh sáng để điều chỉnh những neuron đã được chỉnh sửa gene. Bằng việc đưa vào mắt gene được lấy từ một loại tảo, họ đã hồi phục được thị lực cho người bệnh.

Đột phá: Nhờ cấy gene tảo vào mắt, một người khiếm thị lấy lại được một phần nhỏ thị lực
Phương pháp mới này sử dụng ánh sáng để điều chỉnh những neuron đã được chỉnh sửa gene.

Tôi cho rằng một lĩnh vực mới đã ra đời”, Botond Roska, giáo sư công tác tại Đại học Basel và là người đứng đầu nghiên cứu mới, nói trong một buổi họp báo thực hiện qua điện thoại. Trên tạp chí Nature Medicine, các tác giả nghiên cứu nói cho chữa trị thành công cho người bệnh khiếm thị 40 năm nay do mắc retinitis pigmentosa, một chứng bệnh thoái hóa mắt hủy hoại cơ quan cảm nhận ánh sáng.

Nhóm nghiên cứu đưa những phân tử cảm nhận ánh sáng có tên “chrimson” vào trong mắt người bệnh và nhận được kết quả khả quan. Chrimson có nguồn gốc từ loài tảo đơn bào có cả năng cảm nhận và di chuyển về nguồn sáng. Kỹ thuật chỉnh sửa gene sẽ tác động tới một nhóm tế bào có tên ganglion, khiến chúng phản ứng được với ánh sáng và gửi tín hiệu về não bộ.

Được cấp vốn bởi công ty geneSight Biologics tới từ Pháp, kỹ thuật chữa khiếm thị mới yêu cầu người bệnh đeo một cặp kính điện tử thu được những tương phản ánh sáng bên ngoài môi trường, chiếu hình ảnh thu được lên võng mạc ở cường độ cao thông qua những bước sóng đặc biệt có khả năng kích thích các chrimson.

Đột phá: Nhờ cấy gene tảo vào mắt, một người khiếm thị lấy lại được một phần nhỏ thị lực
Sau một thời gian, người đàn ông khiếm thị đã nhìn ra được cuốn sách đặt trên bàn trước mặt. (Ảnh minh họa).

Theo lời nhận định của nhà nghiên cứu José-Alain Sahel, một nhà khoa học tham gia dự án và đồng sáng lập geneSight, ban đầu người khiếm thị đã không nhận thấy hiệu ứng gì, nhưng dần họ bắt đầu nhìn ra hình dáng. Thành công này khiến bệnh nhân trở thành “người đầu tiên hưởng lợi từ phương pháp optogenetics”.

Sau một khoảng thời gian tập luyện, người đàn ông khiếm thị đã nhìn ra được cuốn sách đặt trên bàn trước mặt. Ông còn có thể đếm được cả số lượng cốc tối màu đặt trên bàn, tuy nhiên không phải lần đếm nào cũng chính xác.

Phương pháp chỉnh sửa gene thị giác vốn được dùng nhiều trong các thử nghiệm trên động vật, khi các nhà khoa học thêm những phân tử cảm nhận ánh sáng vào tế bào não của vật thí nghiệm. Sử dụng cáp quang để phát ánh sáng, các nhà nghiên cứu sẽ kích thích được những dây thần kinh nhất định, nhằm làm xuất hiện những hành động cụ thể.

Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu nỗ lực ứng dụng chỉnh sửa gene thị giác vào chữa khiếm thị là năm 2016, khi một công ty cố gắng chữa cho một cô gái khiếm thị sống tại bang Texas. Kết quả của thí nghiệm này không được công bố, tuy nhiên công ty đứng ra chữa trị khẳng định bệnh nhân đã nhìn thấy được ánh sáng, cụ thể là nhận ra được một chiếc cửa sổ đưa ánh sáng vào trong một căn phòng tối.

Theo báo cáo khoa học, mức thị lực mà người đàn ông lấy lại được rất hạn chế. Hình ảnh ông nhìn được là đơn sắc, bên cạnh đó độ phân giải thấp quá nên không đọc được chữ, thậm chí không phân biệt được các vật thể với nhau. Tuy nhiên, thiết bị kính chữa khiếm thị sẽ còn được cải thiện nhiều nữa, và có lẽ khi tập luyện đủ nhiều, người bệnh sẽ còn cải thiện khả năng nhìn lên cao hơn.

Không thể dự đoán chúng tôi có thể tiến xa tới mức nào”, cô Sahel nhận định.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học Trung Quốc cảnh báo một loại virus khác có thể gây ra đại dịch

Các nhà khoa học Trung Quốc cảnh báo một loại virus khác có thể gây ra đại dịch

Các nhà khoa học Trung Quốc Weifeng Shi và George Gao, liên kết với một số tổ chức khoa học nước này, cho rằng chủng virus cúm gia cầm H5N8 có thể dẫn đến một đại dịch khác.

Đăng ngày: 26/05/2021
Điều gì xảy ra nếu hạ thân nhiệt khi chạy bộ?

Điều gì xảy ra nếu hạ thân nhiệt khi chạy bộ?

Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa. Chúng ta thường đối diện với nắng nóng cùng nguy cơ sốc nhiệt, hơn là tiết trời buốt lạnh dẫn đến hạ thân nhiệt.

Đăng ngày: 25/05/2021
Chế độ ăn kiểu công nghiệp đang

Chế độ ăn kiểu công nghiệp đang "biến đổi" cơ thể con người

Việc loại bỏ mô hình sản xuất thực phẩm công nghiệp là điều không thể ở thời điểm hiện tại nhưng chúng ta cần có những giải pháp cải tiến kịp thời để hạn chế ảnh hưởng của chế độ ăn công nghiệp đối với con người.

Đăng ngày: 25/05/2021
Thuốc chữa bệnh được sản xuất như thế nào?

Thuốc chữa bệnh được sản xuất như thế nào?

Thuốc có thể được tạo ra bằng cách tổng hợp các hóa chất với tác dụng điều trị tiềm năng hoặc chiết xuất các hóa chất có hoạt tính dược từ thiên nhiên.

Đăng ngày: 24/05/2021
Lần đầu tạo được trái tim mini trong phòng thí nghiệm, đập như tim thật

Lần đầu tạo được trái tim mini trong phòng thí nghiệm, đập như tim thật

Những “trái tim mini” này chỉ to tương đương hạt vừng, đập theo nhịp. Đây là lần đầu tiên tim người mini được tạo ra trong phòng thí nghiệm mà có nhịp đập rõ ràng.

Đăng ngày: 22/05/2021
7 việc cần làm khi bị sốt, ho, đau họng, khó thở

7 việc cần làm khi bị sốt, ho, đau họng, khó thở

Theo khuyến cáo Bộ Y tế, khi có dấu hiệu sốt, ho, đau họng, khó thở thay vì tự mua thuốc uống như trước, người bệnh cần tự cách ly và gọi đường dây nóng để được tư vấn.

Đăng ngày: 21/05/2021
Những sai lầm khi bật quạt điện mùa hè mà người Việt cần bỏ ngay nếu không muốn rước bệnh vào người

Những sai lầm khi bật quạt điện mùa hè mà người Việt cần bỏ ngay nếu không muốn rước bệnh vào người

So với điều hòa, quạt điện phổ biến hơn vì chúng tiết kiệm điện, giá thành rẻ lại rất phù hợp để dùng trong những ngày nóng lạnh thất thường.

Đăng ngày: 20/05/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News