Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Xin giới thiệu với các bạn một sản phẩm thân thiện với môi trường: Ecobrick, tạm dịch là gạch sinh thái. Gọi là "gạch" nhưng được làm hoàn toàn từ nhựa, ecobrick là một dự án tuyệt vời để tái chế nhựa thải, biến nó thành một công cụ hữu ích, có thể được dùng trong xây dựng. Rất nhiều cộng đồng trên thế giới đã chung tay phát triển dự án ecobrick này.

Cách thức làm gạch đơn giản nhưng tận dụng được mọi rác thải nhựa này đã xuất phát đơn lẻ tại một số địa phương, rải rác trên toàn thế giới. Có những nhà vận động môi trường nhìn thấy được tiềm năng của cách thức làm gạch này và đã đưa nó ra toàn thế giới.

Năm 2010, tại miền Bắc Phillipines, Russell Maier và Irene Bakisan viết nên một bản hướng dẫn đơn giản về cách làm ecobrick cho người dân địa phương. Bộ Giáo dục nhận thấy tầm quan trọng tuyệt vời của ecobrick và đã đưa bản hướng dẫn này tới tổng cộng 1.700 trường học, tính tới năm 2014.

Việc phát triển ecobrick mạnh mẽ tại Phillipines đã biến nơi đây thành ngọn cờ đầu trong phong trào đáng tuyên dương này, và từ đó Khối liên minh Ecobrick Toàn cầu hình thành. Hiện tại, Khối đã có mặt thêm tại Nam Phi, Zambia, Mỹ và gần đây nhất là Indonesia.

Chế tạo ecobrick cực kì đơn giản: Chỉ cần một chai nhựa hay bất kì hộp đựng nào có thể dễ dàng biến thành một viên gạch (hộp carton đựng sữa cũng có thể làm ecobrick), nhồi chặt nhựa vào đó. Bất kì kích cở hộp nhựa nào cũng có thể làm ecobrick, nhưng hiệu quả nhất sẽ là các chai nhựa 500 ml, bởi lẽ loại chai này nhỏ gọn mà việc cầm que lèn chặt nhựa vào chai cũng không quá mất sức.

Có một vài điều cần lưu ý:

  • Rác thải dính đồ ăn cần phải được làm sạch và phơi khô trước khi đưa vào trong chai làm ecobrick, tránh việc thực phẩm phân hủy bên trong.
  • Không cho thủy tinh, kim loại, giấy hay bất cứ vật liệu có thể phân hủy vào vào trong chai. Bởi lẽ:
  • Thủy tinh và kim loại có thể tái chế được.
  • Có thể đốt giấy một cách an toàn.
  • Vật liệu có thể phân hủy nên để bên ngoài chai. Ta chỉ cho nhựa, thứ đồ khó phân hủy bậc nhất vào trong ecobrick mà thôi.

  • Bạn không cần phải tốn thời gian gom rác mà làm gì, hãy cứ mang sẵn một chai nhựa, một cái que theo mình bất cứ đâu là đã có thể tạo ra ecobrick ở mọi nơi mọi lúc! Vừa tránh việc vứt rác thải nhựa đi mà lại vừa tiện tay góp phần tạo nên một viên gạch sinh thái, dùng được vào việc khác.

Đã có những cộng đồng áp dụng mô hình này một cách thành công. Ta có thể kể đến:

1. Ngôi làng Besao tại miền bắc Phillipines

Nhân viên bệnh viện Jane Liwan tạo ra một viên ecobrick một ngày, để sửa sang lại ngôi nhà vẫn bị hàng xóm chê cười. Hai năm sau, ngôi nhà của cô biến thành điểm thu hút khách du lịch và truyền thông địa phương cũng như báo đài thế giới đã tìm tới đây làm phóng sự.

2. Tại hòn đảo núi lửa Ometepe tại Hồ Nicaragua, thuộc đất nước Nicaragua xinh đẹp

Alvaro Molina, bất bình với việc rác thải nhựa tràn lan nhưng không có chỗ nào để tái chế, đã tiến hành tu sửa khách sạn của mình bằng ecobrick. Hiện tại, cộng đồng sống tại chỗ của Molina là địa điểm sạch sẽ nhất đất nước này. Trường học địa phương được xây dựng bằng ecobrick.

Bằng việc mua và bán, viên gạch sinh thái này, người dân nơi đây đã tạo ra một nền kinh tế nhỏ trong phạm vi địa phương.

3. Làng Chai Nhựa tại Panama

Ngôi làng vẫn đang trong quá trình hoàn thiện sẽ nằm ở đảo Isla Colon gồm120 ngôi nhà, một cửa hàng nhỏ và một nhà văn hóa được làm từ ecobrick. Dự án đầy tham vọng này đến từ Robert Bezeau, một nhà hảo tâm người Canada.

4. Gia đình Thelfredo Santa Cruz tại Puerto Iguazu, Agentina

Gần như toàn bộ ngôi nhà của họ được làm từ chai nhựa: từ tường, bàn ăn, ghế ngồi, giường ngủ, thậm chí là bậc ra vào ngôi nhà.

Phong trào nào đã và đang lan rộng ra nhiều nơi nữa, nhận được thêm nhiều sự ủng hộ: với ecobrick, ta có thể tái chế được nhựa không thể phân hủy thành những sản phẩm hữu ích, tiện dụng mà lại thân thiện với môi trường. Đây là một cách gom rác thải nhựa hiệu quả, có lẽ là chưa từng có.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 16/03/2025
Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là một trong những thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp nhất của nhân loại.

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News