Dự án tàu điện ngầm không người lái tốc độ 120km/h
Lễ khởi động dự án sản xuất tàu điện ngầm cao tốc tự hành do công ty Trung Quốc CRRC đảm nhận diễn ra tại Ankara hôm 7/6.
Đây là dự án tàu điện ngầm không người lái đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ và cũng là dự án tàu điện ngầm không người lái đầu tiên của Trung Quốc với tốc độ tối đa 120km/h được thực hiện ở nước ngoài, Global Times hôm 9/6 đưa tin.
Một đoàn tàu điện ngầm do Trung Quốc sản xuất cho Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: Xinhua)
Trong dự án mới, công ty Trung Quốc CRRC sẽ hợp tác với 13 công ty Thổ Nhĩ Kỳ để chế tạo 60 đầu tàu đầu tiên. Các đoàn tàu dự kiến hoạt động trên tuyến tàu điện ngầm Sân bay Istanbul và có thể chở tối đa 1.100 hành khách.
Tàu sử dụng hệ thống vận hành hoàn toàn tự động GoA4 - cấp độ tự động cao nhất, loại bỏ buồng lái của người lái tàu và có thể hoàn thành các thao tác khởi động, dừng, đón hành khách và bảo trì một cách tự động, đáp ứng yêu cầu của nhiều tình huống vận hành không người lái.
Đoàn tàu được thiết kế nhằm đạt hiệu suất cao, tốc độ nhanh và mang lại sự thoải mái trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, hệ thống kiểm soát lực kéo mới được phát triển cũng có thể thích ứng tốt với yêu cầu leo dốc tại địa phương.
Tuyến tàu điện ngầm Sân bay Istanbul là tuyến tàu điện ngầm cao tốc đầu tiên ở Thổ Nhĩ Kỳ và là đường giao thông quan trọng kết nối sân bay với trung tâm thành phố, trung bình vận chuyển 800.000 hành khách mỗi ngày. Việc ứng dụng công nghệ tàu điện ngầm cao tốc không người lái sẽ mang lại lợi ích lớn cho việc đi lại của người dân địa phương.
Theo Li Yangyang, tổng giám đốc của CRRC Zhuzhou Locomotive, công ty con của CRRC, công ty cam kết hợp tác theo nguyên tắc cùng có lợi với các công ty Thổ Nhĩ Kỳ trong quá trình thu mua, sản xuất, vận hành và bảo trì. Tỷ lệ địa phương hóa của dự án sản xuất tàu đạt 60%, tạo ra hơn 200 việc làm, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành vận tải đường sắt địa phương.

Các nhà khoa học đã thành công tạo ra chùm tia nguyên tử “vĩnh cửu”
Tiến bộ trong vật lý lượng tử đã cho phép các nhà vật lý tạo ra chùm nguyên tử hoạt động giống như một tia laser mà trên lý thuyết có thể tồn tại “mãi mãi”.

Phát hiện đột phá về công nghệ tạo ra điện Mặt trời vào ban đêm
Với việc chứng minh có thể sản xuất điện Mặt trời vào ban đêm, các nhà khoa học Australia đã đạt được bước đột phá về công nghệ năng lượng tái tạo.

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Giày phản lực: Lắp vào là tự bơi, thợ lặn chiến đấu tung hoành dưới biển!
Không cần phải tự bơi, giày phản lực giúp thợ lặn tự di chuyển với vận tốc 4 hải lý/giờ, vừa tiết kiệm sức lựa, vừa rảnh tay làm những việc khác.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.
