Đưa kính thiên văn lên mặt trăng

Hai tổ chức tư nhân đã lên kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ đầu tiên ở cực nam của mặt trăng là thiết lập kính thiên văn trên đỉnh núi vào năm 2016.

Hiệp hội Quốc tế về đài mặt trăng (ILOA) và hãng Moon Express đã lựa chọn vị trí khá khó khăn để đặt kính thiên văn, nhưng họ tin rằng từ đó sẽ có cái nhìn rõ ràng về thiên hà của chúng ta.

Hai cơ quan này đã lên kế hoạch lắp đặt một ăng ten radio 2m và cài đặt một kính thiên văn quang học bên mép cao của miệng núi lửa Malapert. Theo tạp chí Wired thì ILOA nhắm đến việc xây dựng cơ sở nghiên cứu khoa học và thương mại trên mặt trăng, trong khi Moon Express muốn cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh trong không gian vào 10 năm tới.

Hai đơn vị này đã gia nhập vào lực lượng muốn thiết lập hai đài thiên văn trên cực nam của mặt trăng. Những công cụ này không bị che mờ vì bầu không khí như trên trái đất, cũng không bị ảnh hưởng bởi sóng của các đài phát thanh và tiếng ồn điện từ được tạo ra bởi các công nghệ hiện đại.

Ý tưởng đặt kính viễn vọng trên mặt trăng không phải là mới. Các nhà thiên văn từ lâu đã muốn đưa lên phần tối của mặt trăng kính thiên văn, với hy vọng sẽ thu được hình ảnh rõ ràng hơn so với bất kỳ thiết bị nào từ trái đất, thậm chí cả trong không gian. Wired dẫn lời Steve Durst, người sáng lập và Giám đốc điều hành ILOA cho biết những hình ảnh thu được từ mặt trăng sẽ được truyền thẳng về trái đất.

Một ngày trên mặt trăng tương đương 1 tháng trên trái đất, có hai tuần như ban ngày với nhiệt độ lên đến 120 độ C và hai tuần kế tiếp là đêm lạnh âm 170 độ C. Vì vậy thiết bị khoa học kỹ thuật phải chịu đựng được khí hậu khắc nghiệt này. Tuy nhiên, vị trí chọn đặt kính viễn vọng ở cực nam mặt trăng giúp nó hưởng được 90% ánh sáng mặt trời và nhiệt độ ổn định ở mức âm 50 độ C.

Báo Daily Mail dẫn lời ông Durst rằng các tấm pin năng lượng mặt trời sẽ giúp cung cấp điện cho kính thiên văn hoạt động và nơi này cũng được coi là vị trí tốt nhất nếu trong tương lai con người lại muốn đổ bộ xuống mặt trăng. Dự tính kính thiên văn trên mặt trăng sẽ hoàn thành trong năm 2016 với chi phí chừng 100 triệu USD.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 30/01/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News