Dùng bom nguyên tử phá “sát thủ” tiểu hành tinh
Các nhà nghiên cứu cho rằng, cách hữu hiệu để cứu Trái đất khỏi thảm họa hủy diệt từ tiểu hành tinh là gài bom nguyên tử và phá hủy nó.
Nghe qua giống như một kịch bản trong phim viễn tưởng Hollywood, nhưng các chuyên gia Mỹ cho rằng đây là kế hoạch hoàn hảo có thể chặn đứng sự tấn công của một tiểu hành tinh đang lao về hướng Trái đất.
Sơ đồ kế hoạch phá hủy tiểu hành tinh theo đề nghị của các chuyên gia Mỹ - (Ảnh: NASA)
Theo Space.com, nhóm khoa học gia của Đại học bang Iowa đã trình bày phương pháp dùng bom nguyên tử phá hủy tiểu hành tinh nguy hiểm tại hội nghị do NASA tổ chức.
Được gọi là Tàu siêu tốc đánh chặn tiểu hành tinh (viết tắt HAIV), phi thuyền sẽ được triển khai để chạm trán mục tiêu trong không gian.
Kế đến, dùng thiết bị phóng tạo ra một hố va chạm trên bề mặt tiểu hành tinh, sau đó kích hoạt đầu đạn hạt nhân được cài sẵn trong thiết bị.
Ước tính, kích nổ bom nguyên tử bên trong hố va chạm làm tăng hiệu quả phá hủy lên gấp 20 lần.
Theo tính toán, mỗi sứ mệnh như vậy có thể tốn khoảng 500 triệu USD.
Chuyên gia Bong Wie cho hay kể từ khi thiên thạch đường kính 20m phát nổ trên bầu trời thành phố Chelyabinsk của Nga, các chuyên gia thế giới càng nỗ lực nghiên cứu công nghệ chống tiểu hành tinh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.
