Dùng kính áp tròng thay cho tiêm trong điều trị bệnh mắt

Theo các nhà khoa học Mỹ, dùng kính áp tròng giải phóng dần thuốc trực tiếp vào mắt là một sự thay thế tuyệt vời cho thuốc nhỏ mắt với lợi thế là không xâm lấn và hiệu quả điều trị cao.

Theo Medical Express, kính áp tròng có thể giải quyết vấn đề vận chuyển thuốc đến võng mạc. Thông thường, tiêm là cần thiết để điều trị các bệnh ảnh hưởng đến võng mạc. Nhưng tiêm lại gây ra nỗi sợ hãi ở nhiều bệnh nhân, gây cản trở trị liệu.

Dùng kính áp tròng thay cho tiêm trong điều trị bệnh mắt
Nhà nghiên cứu Daniel S. Kohane với kính áp tròng - (Ảnh: Katherine C. Kohane).

Công trình nghiên cứu mới của Bệnh viện Mắt và tai Massachusetts và Bệnh viện Nhi đồng Boston (Mỹ) cho thấy có thể dùng kính áp tròng giải phóng thuốc đến vùng mắt khó tiếp cận hơn, đặc biệt là các bệnh về võng mạc. Hiện nay, hầu hết các bệnh về võng mạc đều cần tiêm mắt và cấy ghép, nhưng lại gây tác dụng phụ tiềm ẩn, một số trong đó nghiêm trọng. Hơn nữa, có khoáng 1/4 số bệnh nhân được tiêm thuốc mắt đã không quay trở lại, do sợ tiêm vào mắt. Mặc dù có những loại thuốc có hiệu quả đối với những tình trạng này, nhưng thật khó để đưa chúng đến các mô võng mạc theo cách không xâm lấn.

Còn việc sử dụng kính áp tròng để tiết ra dexamethasone (một steroid được sử dụng để điều trị các bệnh viêm mắt) có lợi thế là tiện lợi và dễ sử dụng. Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm kính áp tròng trên động vật bị viêm màng bồ đào (uveitis) và phù hoàng điểm (macular edema). Hóa ra, kính áp tròng giúp giải phóng thuốc liên tục vào võng mạc trong một tuần.

Trên thực tế, khi dùng kính áp tròng có thể đạt được nồng độ cao hơn 200 lần so với các chỉ số được quan sát thấy khi nhỏ thuốc mắt mỗi giờ một lần. Và về hiệu quả, kính áp tròng hoàn toàn tương đương với tiêm xét về mặt ngăn ngừa tổn thương võng mạc. Hiện các nhà khoa học đang chuẩn bị bắt đầu thử nghiệm lâm sàng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nghiên cứu hệ vi sinh bằng ruột nhân tạo

Nghiên cứu hệ vi sinh bằng ruột nhân tạo

Mô hình ruột nhân tạo gồm 2 tấm hình chữ nhật làm từ cao su silicon thấm nước và các loại nhựa khác, như polystyrene.

Đăng ngày: 07/10/2019
Phát hiện cấu trúc đặc biệt trong men răng con người

Phát hiện cấu trúc đặc biệt trong men răng con người

Một cái nhìn mới lần đầu tiên về cấu trúc nano của men răng giúp giải thích tại sao chất cứng nhất trong cơ thể con người lại có khả năng phục hồi vô cùng.

Đăng ngày: 04/10/2019
Đậu phụ kết hợp với những thực phẩm này, tăng lợi ích gấp bội phần, tốt hơn cả thuốc bổ

Đậu phụ kết hợp với những thực phẩm này, tăng lợi ích gấp bội phần, tốt hơn cả thuốc bổ

Đậu phụ được công nhận là một sản phẩm chăm sóc sức khỏe rất tốt, đặc biệt đậu phụ kết hợp với những loại thực phẩm dưới đây, lợi ích đối với sức khỏe tăng lên gấp bội.

Đăng ngày: 04/10/2019
4 dấu hiệu khi ngủ cảnh báo phổi của bạn đang bị tổn thương nghiêm trọng

4 dấu hiệu khi ngủ cảnh báo phổi của bạn đang bị tổn thương nghiêm trọng

Phổi là cơ quan hô hấp đặc biệt quan trọng cho sức khỏe của con người. Nếu phổi bị tổn thương, cơ thể sẽ không hít đủ oxy, dẫn đến tình trạng tê liệt toàn thân và thậm chí còn có thể gây tử vong.

Đăng ngày: 04/10/2019
Các nhà khoa học vừa phát triển da nhân tạo cho cảm giác như da thật

Các nhà khoa học vừa phát triển da nhân tạo cho cảm giác như da thật

Sau thành tựu năm 2014 của các nhà khoa học Hàn Quốc, các nhà nghiên cứu Thụy sĩ giờ đây đã tiếp tục phát triển da nhân tạo lên một tầm mới.

Đăng ngày: 03/10/2019
Thịt đỏ không quá nguy hiểm đến sức khoẻ như chúng ta thường nghĩ

Thịt đỏ không quá nguy hiểm đến sức khoẻ như chúng ta thường nghĩ

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Dalhousie ở Canada vừa đưa ra những nhận định mới về mối liên hệ giữa thịt đỏ, thịt đã qua chế biến và nguy cơ mắc bệnh ung thư, tổn thương tim với con người.

Đăng ngày: 03/10/2019
Thực phẩm giúp tăng tiểu cầu cho người bị sốt xuất huyết

Thực phẩm giúp tăng tiểu cầu cho người bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh cúm siêu vi lây lan qua vết cắn của muỗi Aedes. Sốt xuất huyết được biết đến rộng rãi là "Sốt gãy xương" vì nó kèm theo những cơn đau khớp nghiêm trọng khiến tình trạng tồi tệ hơn.

Đăng ngày: 03/10/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News