Dựng lại nhà, kỹ sư choáng váng phát hiện giếng cổ từ thời Chiến Quốc quý hiếm

Cách đây không lâu, một nhóm kỹ sư và công nhân xây dựng đã đến thành phố Dương Tuyền, tỉnh Sơn Tây để xây dựng và sửa sang lại một căn nhà xưa cũ.

Trong thời gian này, họ phát hiện ra một chiếc giếng cổ và liên lạc với giới khảo cổ địa phương. Sau khi các nhà khảo cổ đến tìm hiểu, họ phát hiện đây là một chiếc giếng có từ thời Chiến Quốc.

Hiện, đây là chiếc giếng lớn nhất được biết đến và cũng là chiếc giếng được bảo tồn tốt nhất. Thú vị nhất là giếng được thiết kế theo hình chín cạnh, bên trong giếng được xây bằng gỗ nhưng kỳ diệu thay không hỏng hóc hay mục nát.

Dựng lại nhà, kỹ sư choáng váng phát hiện giếng cổ từ thời Chiến Quốc quý hiếm
Giếng cổ này được xác nhận là giếng cổ lớn nhất và được bảo tồn nguyên vẹn nhất.

Theo thông tin đăng tải, ngay khi phát hiện giếng cổ, các kỹ sư xây dựng đã liên hệ với đơn vị liên quan tỉnh Sơn Tây. Rất nhanh sau đó, chuyên viên của Viện nghiên cứu khảo cổ tỉnh Sơn Tây và Trung tâm quản lý di tích văn hóa thành phố Dương Tuyền đã bắt đầu quá trình khảo cổ và nạo vét, phát hiện ra giếng được xây dựng từ thời Chiến Quốc, rất quý hiếm.

Ông Trịnh Hải Vĩ, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý Di tích Văn hóa thành phố Dương Tuyền, tỉnh Sơn Tây đã chỉ ra rằng, giếng nước có hình chín cạnh và được nâng đỡ bằng gỗ, bên trong giếng có lớn than và và phù sa.

Lớp gỗ làm giếng là gỗ bách, được ghép mộng nguyên bản và đóng xung quanh thành giếng. Sau khi được kết nối lại, giếng có hình chín cạnh khép kín, xếp chồng lên nhau từng tầng một, tổng cộng có 38 tầng, sâu 9m và đường kính 4,5 mét.

Dựng lại nhà, kỹ sư choáng váng phát hiện giếng cổ từ thời Chiến Quốc quý hiếm
Giếng cổ thời Chiến Quốc được làm bằng gỗ, có 38 tầng, sâu 9m và đường kính 4,5 mét.

Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ tìm được một số lượng lớn thùng, mảnh vỡ của gạch ngói và vật liệu xây dựng bằng gỗ đã qua xử lý trong giếng.

Cá nhà khảo cổ suy đoán rằng có thể đã có một gian hàng phía trên giếng. Ông Trịnh Hãi Vĩ cũng cho hay, chiếc giếng cổ này có niên đại từ thời Chiến Quốc, có lẽ bị bỏ hoang vào thời Tây Hán. Đây là giếng thời Chiến Quốc lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất được phát hiện cho đến nay.

Thiết kế hình chín cạnh của nó rất đặc biệt, thể hiện sự khéo léo và tinh xảo trong kiến trúc xây dựng của người thời đó.

Hiện, giếng được công nhận là di tích lịch sử, có giá trị vô cùng quan trọng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Choáng với

Choáng với "quái ngư" 423 triệu tuổi có xương là… những cục pin

Hóa thạch một quái ngư kỷ Silur được thiên nhiên bảo quản nguyên vẹn đến kinh ngạc đã giúp các nhà khoa học tìm ra bước nhảy vọt ngoạn mục trong sự tiến hóa xương ở động vật.

Đăng ngày: 08/04/2021
Tìm thấy bản đồ cổ nhất châu Âu khắc trên phiến đá 4.000 năm

Tìm thấy bản đồ cổ nhất châu Âu khắc trên phiến đá 4.000 năm

Phiến đá thời Đồ Đồng khai quật năm 1900 là bản đồ khu vực ven sông Odet dài gần 30 km.

Đăng ngày: 08/04/2021
Bí mật ngôi mộ cổ bích họa quý hiếm nhất trong lịch sử khảo cổ cuối cùng cũng được tiết lộ

Bí mật ngôi mộ cổ bích họa quý hiếm nhất trong lịch sử khảo cổ cuối cùng cũng được tiết lộ

Lăng mộ được cho là đẹp nhất thế giới với quan tài được làm từ gỗ gụ sơn mài quý hiếm hàng đầu vừa được tìm thấy nguyên vẹn sau hàng ngàn năm.

Đăng ngày: 08/04/2021
2 triệu năm trước, con người đã ăn gì?

2 triệu năm trước, con người đã ăn gì?

Các nhà nghiên cứu của Đại học Tel Aviv (TAU) cho biết con người thời kỳ đồ đá là những kẻ săn mồi đỉnh cao, chỉ chuyển sang chế độ ăn uống dựa trên thực vật hơn 85.000 năm trước.

Đăng ngày: 07/04/2021
Chiêm ngưỡng báu vật bằng vàng tuyệt đẹp thời Trung cổ được phát hiện ở Wales

Chiêm ngưỡng báu vật bằng vàng tuyệt đẹp thời Trung cổ được phát hiện ở Wales

Chiếc nhẫn vàng khắc hình đầu lâu là một trong 9 báu vật thời Trung cổ và hậu Trung cổ tuyệt đẹp được tìm thấy ở Wales.

Đăng ngày: 07/04/2021
Phát hiện

Phát hiện "quái vật" 500 triệu tuổi thở bằng chân, phủ "vàng của kẻ ngốc"

Được thiên nhiên phủ một hợp chất đặc biệt gọi là vàng của kẻ ngốc, 2 hóa thạch của bọ ba thùy (trilobites) đã thành vàng thật đối với giới cổ sinh vật học bởi độ toàn vẹn đáng ngạc nhiên.

Đăng ngày: 06/04/2021
200.000 năm trước, con người đã thích nằm ngủ trên giường hơn là nằm đất

200.000 năm trước, con người đã thích nằm ngủ trên giường hơn là nằm đất

Con người đã sử dụng một loại cỏ bông lau có tên là Panicoideae, họ đã biết xếp lên nhiều lớp cỏ khác nhau cho êm và phủ lên các phần tro (tro của lá bị đốt).

Đăng ngày: 06/04/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News