Đừng lầm tưởng sữa đậu nành không tốt bằng sữa tươi

Sữa đậu nành có hàm lượng 1% chất xơ không hòa tan, thích hợp cho người bị táo bón, béo phì, cholesterol cao cùng nhiều trường hợp khác...

Sữa đậu nành đã trở thành thức uống của mọi nhà vì đặc tính thơm mát, giải nhiệt và bổ dưỡng cho sức khỏe mỗi người. Tuy nhiên vẫn còn nhiều quan niệm sai lầm khiến người sử dụng còn dè dặt.​

1. Sữa đậu nành không tốt bằng sữa tươi

Hàm lượng protein, canxi, vitamin và các chất dinh dưỡng khác trong sữa tươi cao hơn sữa đậu nành như canxi 10mg/100g, protein 3g/100g... tuy nhiên sữa đậu nành có 1 số thành phần mà sữa tươi không có như: isoflavones, saponin đậu nành...


Chìa khóa của việc tốt cho sức khỏe là sử dụng từng loại sữa một cách hợp lý.

Trong 100ml sữa đậu nành có 58,3 kcal, 3,6g protein, 1,9g chất béo, 0,8g chất xơ và 0,03g natri. Ngoài khả năng cung cấp canxi phòng ngừa loãng xương, sữa nói chung còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh về dạ dày và đường ruột.

Ngoài ra trong sữa đậu nành có 1% chất xơ không hòa tan, thích hợp cho người bị táo bón, béo phì, cholesterol cao cùng nhiều trường hợp khác.

Việc uống sữa đậu nành thường xuyên giúp cải thiện thị lực vì hàm lượng carotene cùng vitamin E trong sữa đậu nành cao hơn sữa bò. Đồng thời sữa đậu nành không chứa các axit béo bão hóa và cholesterol ảnh hưởng tới người mắc bệnh tim mạch.

Vì vậy không thể khẳng định sữa đậu nành không tốt bằng sữa tươi, chìa khóa của việc tốt cho sức khỏe là sử dụng từng loại sữa một cách hợp lý.

2. Phụ nữ uống sữa đậu nành sẽ bị ung thư vú

Ngoài những nguyên nhân gây ung thư vú như: hóa chất, tia phóng xạ... thì việc ung thư phụ thuộc rất nhiều vào nội tiết tố nữ estrogen. Nội tiết tố này thường chuyển hóa từ trong mỡ ra. Nồng độ estrogen cao có thể kích thích sự phát triển của ung thư vú.

Nhiều người nghĩ rằng 1 lượng dư kích thích tố nữ (chủ yếu là do isoflavones đậu nành) có thể tích lũy trong cơ thể, khiến hàm lượng estrogen trong cơ thể tăng cao, làm tăng nguy cơ ung thư vú.


Nồng độ estrogen cao có thể kích thích sự phát triển của ung thư vú.

Theo các nghiên cứu, trong sữa đậu nành có chứa chất estrogen thiên nhiên thực vật. Với những phụ nữ gầy ốm, thiếu estrogen thì sữa đậu nành là thực phẩm bổ sung estrogen rất tốt, giúp da dẻ hồng hào. Nhưng với những phụ nữ béo, nhóm người có nguy cơ cao bị ung thư vú thì không nên sử dụng quá nhiều, chỉ nên tiêu thụ lượng thức ăn từ đậu nành ở mức vừa phải.

Thực tế đậu nành có chất phytochemicalchất chống oxy hóa rất có lợi cho sức khỏe. Sữa đậu nành giúp giảm tình trạng loãng xương, giúp việc hấp thu canxi tốt hơn.

Vì vậy uống sữa đậu lành không thể gây ra ung thư vú, mà nó còn có tác dụng ngăn ngừa nhiều bệnh tật, tốt cho sức khỏe phụ nữ.

3. Sữa đậu nành gây ra vô sinh ở nam giới

Thực tế, lượng isoflavone bổ sung vào cơ thể thông qua việc uống sữa đậu nành là không cao, không thể gia tăng đáng kể việc sản sinh các nội tiết tố estrogen. Trong 100 gram sữa đậu lành có chứa 9,65mg isoflavones đậu nành. Một người bình thường uống 1 ly sữa mỗi ngày thì lượng isoflavones cũng chỉ vào khoảng 20mg, ngay cả trongi điều kiện uống 1 lít sữa thì thì lượng isoflavones chỉ tương đương khoảng 100mg.


Đậu nành còn có khả năng ngăn ngừa ưng thu tuyến tiền liệt.

Nhiều phân tích cho thấy, lượng isoflavone đậu nành như trên không ảnh hưởng nhiều tới nồng độ hormone sinh dục nam.

Trên thực tế đang có nhiều đàn ông Âu Mỹ hưởng ứng chế độ ăn giàu đậu nành để bảo vệ sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy ngoài việc có lợi cho tim (việc thay thế các sản phẩm từ động vật bằng đậu nành, bạn có thể giảm được lipoproteins mật độ thấp - một loại cholesterol có hại và tăng mật độ các cholesterol có lợi), đậu nành còn có khả năng ngăn ngừa ưng thu tuyến tiền liệt.

Vì vậy suy nghĩ rằng uống sữa đậu lành gây vô sinh ở nam giới là không có cơ sở.

Sữa đậu nành là gì?

Sữa đậu nành là một trong những thức uống khá phổ biến làm từ đậu tương, vị mát, hơi ngậy, khi uống có thể thêm chút đường. Ở các thành phố tại Trung Quốc và Việt Nam, sữa đậu làm theo phương pháp thủ công thường được rao bán các buổi sáng.

Sữa đậu nành đóng hộp, được sản xuất theo quy trình công nghiệp, cũng rất thơm ngon. Chúng có thể có thêm hương vị như vani, sô cô la hoặc các hương vị khác. Một số nghiên cứu cho thấy thành phần dinh dưỡng trong sữa đậu nành cũng bổ dưỡng gần bằng sữa bò tươi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà

Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà

Dưa bở là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức và còn nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe.

Đăng ngày: 03/05/2025
Tìm hiểu triệu chứng và cách chữa ngón tay gãy bút chì

Tìm hiểu triệu chứng và cách chữa ngón tay gãy bút chì

Ngón tay bị gãy bút chì là do chấn thương ở khớp giữa ngón tay, nơi có thể gập cong. Khớp này gọi được là khớp nối liên vị gần (PIP).

Đăng ngày: 01/05/2025
Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.

Đăng ngày: 24/04/2025
Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể

Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể

Tuổi đời chưa hẳn đã là tuổi cơ thể. Nhiều người trẻ nhưng yếu ngang cụ già và ngược lại, không ít bậc cao niên cơ thể khỏe mạnh như mới đôi mươi. Hãy tính tuổi sinh học của cơ thể bằng các bài kiểm tra dưới đây do Bright Side gợi ý.

Đăng ngày: 22/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News