Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần
Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.
Chính vì thế, nếu muốn ai đó thực sự quan tâm tới biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao, hãy nói với họ rằng kết nối internet đang bị đe dọa. Không hề hư cấu chút nào nhé. Thậm chí điều này còn được chính các nhà khoa học xác nhận.
Khi nước biển dâng, các thành phố ven biển sẽ gặp rắc rối lớn về kết nối internet.
Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học tại Đại học Wisconsin-Madison và Đại học Oregon phát hiện ra rằng, khi mực nước biển dâng cao hàng ngàn kilomet cáp quang có nguy cơ bị nhấn chìm dẫn tới hỏng hóc, tê liệt. Và điều này sẽ diễn ra trong tương lai gần, chỉ khoảng 15 tới chứ chẳng xa xôi gì.
Đây là số liệu chỉ tính riêng ở Mỹ chứ chưa xét tới những đường cáp tại những thành phố ven biển ở quốc gia khác.
Nghiên cứu đánh giá ngang hàng này kết hợp dữ liệu từ Internet Atlas, bản đồ theo dõi những đường cáp internet, và dự báo xâm nhập của mực nước biển từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA). Kết quả cho thấy rằng hơn 6.400km cáp quang internet tại Mỹ có khả năng tiếp xúc với nước biển vào năm 2033. Cáp quang chôn dưới đất chỉ có khả năng chống nước hạn chế nên không thể chịu được khi bị nhấm chìm dưới nước, đặc biệt là nước biển. Chính vì thế, khi nước biển dâng, các thành phố ven biển sẽ gặp rắc rối lớn về kết nối internet.
Hiện tại, theo đánh giá của nghiên cứu, ở Mỹ mạng của các nhà cung cấp CenturyLink, Inteliquent và AT&T dễ bị tổn thương nhất. Trong khi đó, các thành phố có nguy cơ bị mất kết nối internet cao nhất là New York, Miami và Seattle. Đương nhiên, các thành phố ven biển khác trên thế giới cũng đối mặt với nguy cơ tương tự.
Như vậy, chúng ta đã có thêm một lý do để quan tâm tới việc bảo vệ môi trường. Hãy cùng nhau quan tâm thêm một chút tới giảm thiểu những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu để đảm bảo rằng mạng internet quý giá của chúng ta không bị gián đoạn trong tương lai gần.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
