Dùng vi khuẩn sản xuất nhiên liệu sinh học
Khả năng biến CO2 thành khí metan bằng dòng điện của một số loài vi khuẩn có thể giúp con người tạo ra nguồn nhiêu liệu tái sinh khổng lồ.
Năng lượng gió không ổn định, trong khi sản lượng điện của pin mặt trời sụt giảm vào ban đêm hoặc những ngày nhiều mây. Vì thế, những hộ gia đình dùng phong điện hoặc pin mặt trời thường xuyên đối mặt với tình cảnh “lúc thừa lúc thiếu” trong quá trình sử dụng điện.
Các nhà khoa học đã đề ra nhiều giải pháp để đối phó với sự bất ổn này, chẳng hạn như dùng pin tốt hơn hoặc thiết kế lại mạng lưới điện. Một ý tưởng được quan tâm là cho vi khuẩn “ăn” lượng điện thừa để chúng tạo ra khí metan từ CO2. Vi khuẩn có thể tạo ra metan bằng cách kết hợp CO2 với điện tử (electron). Người ta có thể dự trữ khí metan rồi đốt khi cần điện. Phương pháp này thân thiện với môi trường do vi khuẩn lấy CO2 từ không khí.
![]() |
Vi khuẩn Methanobacterium formicicum có khả năng biến CO2 thành metan. Ảnh: icsp.org. |
Tom Curtis, một chuyên gia về môi trường của Đại học Newscastle (Anh), cho rằng việc sử dụng vi khuẩn sẽ mang đến lợi ích về mặt kinh tế. Do kim loại không tham gia vào quá trình biến CO2 thành metan nên phương pháp đó sẽ có chi phí rất thấp.
"80% lượng điện dùng để biến CO2 thành metan sẽ được thu hồi khi chúng ta đốt metan. Bạn không thể thu hồi toàn bộ lượng điện đã sử dụng, nhưng đó là vấn đề chung đối với tất cả phương pháp dự trữ năng lượng”, Curtis nói.
Nếu CO2 mà người ta sử dụng trong quá trình tạo metan được lấy từ ống khói của các nhà máy điện hoặc thậm chí không khí (nhờ các kỹ thuật phức tạp), phương pháp dùng vi khuẩn có thể trở thành một cách để con người loại bỏ CO2 ra khỏi bầu khí quyển. Curtis tỏ ra lạc quan về tiềm năng của phương pháp mới khi cho rằng các ứng dụng thương mại của phương pháp này sẽ ra đời trong vài năm nữa.
Nhiều kỹ thuật khác sử dụng vi khuẩn để sản xuất nhiên liệu hydro thay vì metan. Tuy nhiên, thời của hydro vẫn chưa tới. “Những phương pháp đó rất tuyệt, nhưng hydro không tương thích với cơ sở hạ tầng của chúng ta. Metan làm được điều đó”, Curtis nói.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.
