Dược phẩm chế từ cần sa không gây “phê”

Theo thông báo của các nhà khoa học Italy và Anh Quốc, các hợp chất trong cần sa hứa hẹn khả năng chống lây nhiễm vi khuẩn kháng thuốc, trong đó cả những “siêu chủng” kháng thuốc (superbug), mà không gây ra tác động biến đổi tâm tính như dược phẩm.

Ngoài tác dụng như dược phẩm chống nhiễm trùng, các hợp chất nói trên cũng có thể trở thành lựa chọn thay thế thân thiện với môi trường hơn so với các hợp chất kháng vi khuẩn được tổng hợp đang được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân, bao gồm cả xà bông và mỹ phẩm.

Trong nghiên cứu mới, Giovanni Appendino cùng các cộng sự đã chỉ ra rằng đã nhiều năm nay các nhà khoa học vẫn biết cần sa có chứa các hợp chất kháng khuẩn. Tuy nhiên có rất ít nghiên cứu về thành phần kháng khuẩn của cần sa được tiến hành, trong số đó có các nghiên cứu tìm hiểu khả năng chống lại bệnh nhiễm trùng kháng thuốc. 

Theo thông báo của các nhà khoa học Italy và Anh Quốc, các hợp chất trong cần sa hứa hẹn khả năng chống lây nhiễm vi khuẩn kháng thuốc, trong đó cả những “siêu chủng” kháng thuốc (superbug), mà không gây ra tác động biến đổi tâm tính như dược phẩm. (Ảnh: iStockphoto/Karin Lau)

Hiện các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm 5 thành phần chính trong cần sa, được đặt tên thuật ngữ là cannabinoid, với các dòng khuẩn tụ cầu Staphylococcus aureus kháng methicillin khác nhau (methicillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA)). Khuẩn tụ cầu này là một siêu chủng có khả năng kháng thuốc kháng sinh tăng dần.

Tất cả 5 hợp chất thử nghiệm đều co khả năng diệt khuẩn đối với những dòng khuẩn tụ cầu kháng thuốc nói trên, cũng giống như một số loại canabinoid tổng hợp. Các nhà khoa học cũng cho thấy rằng các hợp chất trong cần sa còn có thể diệt khuẩn bằng nhiều cơ chế khác nhau so với thuốc kháng sinh thông thường; điều đó khiến chúng tránh được việc vi khuẩn kháng thuốc. Ít nhất có 2 trong số 5 hợp chất thử nghiệm không gây ảnh hưởng đến tâm tính. Điều này có nghĩa là chúng có thể được dùng để sản xuất dược phẩm có thành phần là cần sa mà không khiến người dùng bị “phê”.

Tham khảo:
Appendino et al. Antibacterial Cannabinoids from Cannabis sativa: A Structure−Activity Study. Journal of Natural Products, 2008; 71 (8): 1427 DOI: 10.1021/np8002673 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Đăng ngày: 10/05/2025
Con cái “giống” bố hay mẹ?

Con cái “giống” bố hay mẹ?

Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

Đăng ngày: 10/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Đăng ngày: 07/05/2025
Cẩm nang đặc biệt giúp giữ ấm khi đi chơi tuyết

Cẩm nang đặc biệt giúp giữ ấm khi đi chơi tuyết

Sapa đang vào những ngày nhiệt độ giảm cực mạnh, băng tuyết xuất hiện đã trở thành hiện tượng kỳ thú và hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News