Đường nâu có thật sự tốt cho sức khỏe hơn đường trắng?

Đối với hầu hết chúng ta, sử dụng đường tinh luyện có thể gây tác động xấu đến cơ thể. Hàng trăm nghiên cứu đã được tiến hành để xác định tác động của đường trắng đối với cơ thể. Tất cả các nghiên cứu trên đều đưa ra một kết quả ảm đạm cho cơ thể nếu thường xuyên sử dụng đường tinh luyện.

Sử dụng lượng lớn đường tinh luyện có thể dẫn đến béo phì, suy tim, cao huyết áp và ung thư. Một số nhà khoa học và chuyên gia dinh dưỡng thậm chí còn cho rằng đường tinh luyện là một loại chất độc.

Đường nâu có thật sự tốt cho sức khỏe hơn đường trắng?
Các loại đường. (Ảnh: sugarsaltmagic.com).

Với nỗ lực hạn chế sử dụng đường tinh luyện (hay đường trắng), nhiều người đã chuyển sang sử dụng đường nâu. Màu nâu nói chung thường gắn với những mác "tốt cho sức khỏe hơn" như ít tinh chế, ít qua xử lý hơn. Điều này đúng đối với gạo và bánh mì, vậy còn đường thì sao?

Thật bất ngờ! Sự thật là đường nâu phải trải qua quá trình xử lý còn nhiều hơn so với đường trắng. Quá trình tinh chế đường nâu giống hệt so với đường trắng, chỉ khác ở giai đoạn cuối cùng là những hạt đường trắng được bọc một lớp mật mía để thành đường nâu (trước đây, mật mía được tách ra từ các khối tinh thể đường và bán ra thị trường dưới dạng khối). Do đó, về thành phần hóa học thì đường nâu và đường trắng gần như giống nhau. Thành phần chính đều là sucrose (đường trắng có 99,9% sucrose, đường nâu có khoảng 96% sucrose) và mật mía có trong đường nâu khiến chúng tăng thêm 1 calorie trên mỗi thìa đường.

Cơ thể của chúng ta chuyển hóa đường trắng và đường nâu theo cùng một quy trình. Sucrose là một loại đường thực phẩm dạng disaccarit, có cấu tạo gồm một nửa là glucose và một nửa là fructose (đường trái cây). Cơ thể của chúng ta thường chuyển hóa glucose sang năng lượng tốt hơn, nhưng khi glucose gắn với fructose thì lại trở nên khó chuyển hóa hơn. Sucrose chỉ chứa một lượng nhỏ vitamin và chất dinh dưỡng, vì vậy hệ tiêu hóa không chuyển hóa chúng. Đường sẽ được tách ra thành glucose và fructose khi đến tá tràng (phần đầu của ruột non), rồi chúng được hấp thụ vào mạch máu. Trong khi glucose có thể được chuyển hóa ở khắp các nơi trong cơ thể, thì fructose chỉ được chuyển hóa tại gan. Khi có quá nhiều fructose, gan sẽ chuyển hóa chúng thành mỡ. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra danh sách các bệnh kể trên như kết quả từ việc hình thành mỡ gan.

Vì vậy, dù đúng là cả đường trắng và đường nâu đều "tinh khiết", không có chất bảo quản hay phụ gia, và tất nhiên đường mía là một loại nguyên liệu thiên nhiên, thì cũng không có nghĩa là chúng "tốt cho sức khỏe". Về cơ bản thì cả hai loại đường này đều giống nhau, bạn có thể thay thế giữa đường trắng và đường nâu trong hầu hết các công thức nấu ăn. Chính vì vậy, bạn đừng nghĩ rằng đường nâu là một lựa chọn an toàn và lành mạnh hơn đường trắng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lá gan 100 tuổi trong cơ thể cô gái ngoài đôi mươi và những bí ẩn về tuổi nội tạng

Lá gan 100 tuổi trong cơ thể cô gái ngoài đôi mươi và những bí ẩn về tuổi nội tạng

Những cơ quan trong cơ thể bạn có thể sống ngoài 100 tuổi, ngay cả khi bạn đã chết.

Đăng ngày: 21/07/2020
Bậc thầy y học Trung Quốc tiết lộ bí quyết “trường sinh bất lão” đến từ 3 cách chăm sóc gan đơn giản

Bậc thầy y học Trung Quốc tiết lộ bí quyết “trường sinh bất lão” đến từ 3 cách chăm sóc gan đơn giản

Tuy đã 96 tuổi nhưng bác sĩ Tang vẫn khỏe mạnh và minh mẫn, tất cả nhờ duy trì thói quen làm 3 việc này mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe và chăm sóc gan chống lại bệnh tật.

Đăng ngày: 20/07/2020
Tuổi thọ của con người liên quan nồng độ sắt trong máu

Tuổi thọ của con người liên quan nồng độ sắt trong máu

Một nghiên cứu lớn về gene đã phát hiện ra một số vùng gene liên quan đến tuổi thọ và sức khỏe do chuyển hóa sắt trong máu. Nghiên cứu cho thấy, mức độ sắt trong máu bất thường về cơ bản có thể làm nền tảng cho nhiều bệnh liên quan đến tuổi tác.

Đăng ngày: 20/07/2020
Rượu phá hủy cơ thể như thế nào?

Rượu phá hủy cơ thể như thế nào?

Rượu có khả năng làm bỏng niêm mạc vùng miệng, niêm mạc thực quản, phá hủy tế bào gan, ảnh hưởng hệ thần kinh, suy giảm miễn dịch...

Đăng ngày: 20/07/2020
Hoa mắt chóng mặt trong mùa hè,

Hoa mắt chóng mặt trong mùa hè, "thủ phạm" có thể không phải do nhiệt độ mà do 6 căn bệnh này

Mùa hè nắng nóng oi bức khiến nhiều người cảm thấy hoa mắt chóng mặt, không ít người cho rằng đây là triệu chứng say nắng. Tuy nhiên thực tế đây có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác.

Đăng ngày: 18/07/2020
Ca mổ đầu tiên tách song sinh dính liền trên thế giới diễn ra thế nào?

Ca mổ đầu tiên tách song sinh dính liền trên thế giới diễn ra thế nào?

Patrick và Benjamin Binder là cặp song sinh đầu tiên trên thế giới được tách rời thành công. Cuộc đại phẫu dài 22 giờ đã mở ra kỷ nguyên mới cho y học.

Đăng ngày: 18/07/2020
5 kiểu ăn sáng nếu duy trì hàng ngày thì không khác nào tự tay

5 kiểu ăn sáng nếu duy trì hàng ngày thì không khác nào tự tay "nuôi lớn" tế bào ung thư, rút ngắn tuổi thọ

Để bắt đầu ngày mới một cách lành mạnh nhất, chúng ta nên phòng tránh 5 loại thức ăn đã được Tổ chức Y tế thế giới xếp vào "danh sách đen" không chỉ gây tổn hại cơ thể, gây béo phì mà còn kích thích ung thư phát triển.

Đăng ngày: 18/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News