Dương tính là gì và âm tính là gì?
Nhiều người khi đi xét nghiệm thường nhận các kết quả dương tính, âm tính với một loại bệnh nào đó. Đây là những thuật ngữ y khoa được dùng để xác nhận kết quả có hoặc không mắc phải bệnh của một bệnh nhân sau xét nghiệm. Vẫn có rất nhiều người không hiểu được ý nghĩa của các thuật ngữ này khi đi khám chữa bệnh.
Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bệnh hiểu thêm về khái niệm dương tính là gì và âm tính là gì.
Theo một thống kê không chính thức từ các nghiên cứu xã hội học cho thấy có khoảng 55%-60% người được hỏi không biết ý nghĩa của kết quả xét nghiệm Âm tính hoặc Dương tính.
Dương tính tiếng Anh là Positive – một khái niệm được sử dụng trong y khoa hiện đại nhằm chỉ kết quả của một xét nghiệm nào đó mà người bệnh thực hiện. Dương tính có nghĩa là có bệnh, có khả năng cao đã mắc bệnh. Trái với Dương tính là Âm tính.
Dương tính có nghĩa là có bệnh, có khả năng cao đã mắc bệnh.
Âm tính tiếng Anh là Negative – một khái niệm được sử dụng trong y khoa hiện đại nhằm chỉ kết quả của một xét nghiệm nào đó mà người bệnh thực hiện. Âm tính có nghĩa là không bị bệnh, không có bệnh, không mắc bệnh.
Ví dụ trường hợp cụ thể:
Một người đi xét nghiệm viên gam B mà nhận được kết quả là Âm tính thì người đó hoàn toàn không có bệnh còn Dương tính tức là đã bị bệnh. Tương tự đối với các bệnh khác như: Đau dạ dày, Vô sinh, Tiểu đường, Hbsag, HIV… cũng vậy, sau khi biết Âm tính là gì chung ta hoàn toàn có thể đọc được kết quả của chúng.
Gần đây, chúng ta thường nghe báo đài đưa tin về các trường hợp xét nghiệm những người nghi bị nhiễm virus Covid-19 đang bùng phát ở Vũ Hán – Trung Quốc với kết quả âm tính và dương tính, nhưng có lẽ không quá nhiều người thật sự hiểu ý nghĩa của nó.
Thực tế kết quả xét nghiệm: âm tính tức là người bệnh không bị lây nhiễm virus Covid-19. Còn dương tính là người bệnh có bị nhiễm virus này.
Tuy nhiên, có một số loại bệnh cần kiểm tra nhiều lần với có thể đi đến khẳng định cuối cùng. Thế nên, khi thấy kết quả âm tính hay dương tính, thì các bạn cũng cần tham khảo qua bác sỹ điều trị để có kết quả chính xác nhất.