ECMO là gì? Khi nào bệnh nhân cần can thiệp ECMO?

Thông thường, những người cần được hỗ trợ chỉ sử dụng máy ECMO trong một vài giờ đến một vài ngày, nhưng một số người có thể cần phải sử dụng ECMO trong một vài tuần, tùy thuộc vào diễn tiến bệnh.

Như thế nào là ECMO?

ECMO - Oxy hóa qua màng ngoài cơ thể (Extracorporeal membrane oxygenation) là phương pháp oxy hóa qua màng ngoài cơ thể, sử dụng một hệ tuần hoàn để thực hiện quá trình trao đổi oxy ở bên ngoài của cơ thể nhằm hỗ trợ và duy trì chức năng sống ở các bệnh nhân suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng.

ECMO là gì? Khi nào bệnh nhân cần can thiệp ECMO?
Hình minh họa hoạt động của ECMO. (Ảnh: JACC).

Trong đó, tuần hoàn ngoài cơ thể là một kỹ thuật nhằm thay thế tạm thời chức năng tim và phổi khi cần phải thực hiện các ca phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế các cấu trúc tim mạch hoặc mạch máu lớn trong cơ thể.

Tuần hoàn ngoài cơ thể được thực hiện nhờ vào các máy tim phổi nhân tạo và phải được điều khiển bởi các bác sĩ và kỹ thuật viên chuyên ngành, có nghiệp vụ chuyên môn cao.

Đây là một hệ thống nửa kín, có thể thay thế hoàn toàn chức năng tim phổi của bệnh nhân nhờ vào hệ thống bơm phối hợp với hệ thống trao đổi khí được nối với bồn chứa ống dẫn, cannula và tim của bệnh nhân.

Hệ thống này sẽ tạo ra sự thay đổi về sinh lý trong cơ thể mà sự thay đổi này được kiểm soát có chủ động như huyết áp động mạch, huyết áp tĩnh mạch hệ thống, áp lực tĩnh mạch phổi, các thành phần trong máu, áp lực riêng phần CO2, O2, N2 và thân nhiệt. Từ đó dẫn đến các phản ứng tự điều chỉnh và tự bảo vệ cơ thể của bệnh nhân.

Tuần hoàn ngoài cơ thể có thể thay thế hoàn toàn hoặc hỗ trợ một phần hoạt động của hệ tim phổi, hoặc cũng có thể là thay thế hoàn toàn nhưng đặt cùng lúc nhiều cannula ở nhiều vị trí khác nhau kết hợp với ngừng tuần hoàn tạm thời.

Nguyên lý hoạt động của ECMO

Hệ thống ECMO được kết nối với cơ thể bệnh nhân qua các ống nhựa (ống cannula) được đặt trong các động mạch, tĩnh mạch lớn ở chân, cổ và ngực.

Hệ thống máy ECMO lấy máu từ cơ thể bệnh nhân bơm qua màng trao đổi oxy của hệ thống phổi nhân tạo. Tại đây, dịch thẩm tách chạy xung quanh màng tạo nên sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu và nồng độ là điều kiện để diễn ra quá trình trao đổi dịch và các chất hòa tan, đồng thời quá trình này cũng làm tăng lượng oxy trong máu và giúp đào thải bớt carbon dioxide ra ngoài.

Sau đó, bằng việc sử dụng một lực bơm bằng với sức co bóp của tim, ECMO lại giúp đưa máu đã qua trao đổi khí và chất trở về với hệ tuần hoàn của cơ thể.

Có hai cấu hình trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể là tĩnh mạch-tĩnh mạch và tĩnh mạch-động mạch. Cấu hình tĩnh mạch - động mạch được sử dụng nhằm đảm bảo cả về trao đổi khí và hỗ trợ huyết động. Còn cấu hình tĩnh mạch-tĩnh mạch sử dụng chủ yếu để đảm bảo nhu cầu về oxy và thể tích tuần hoàn cho cơ thể.


Mô phỏng hoạt động của máy thở (trước) và ECMO (sau). (Video: Texas Children’s Hospital).

Khi nào cần can thiệp ECMO?

Đối tượng cần sử dụng ECMO là những bệnh nhân mắc bệnh lý nặng, có nguy cơ ngừng hô hấp hoặc ngừng tuần hoàn, đe dọa đến tính mạng.

ECMO được sử dụng khi phổi không có đủ khả năng cung cấp oxy cho cơ thể ngay cả khi đã cho hỗ trợ thở máy oxy ví dụ như trường hợp viêm phổi nặng có biến chứng suy hô hấp, hay bệnh nhân chẩn đoán phù phổi cấp kèm theo biểu hiện suy hô hấp nặng...

Hoặc khi phổi không thể thải trừ carbon dioxide ngay cả khi đã có sự hỗ trợ từ máy thở, hoạt động bơm của tim không đủ cung cấp máu cho cơ thể.

Hoặc có thể chỉ định áp dụng cho những trường hợp bị bệnh lý về tim phổi và đang trong thời gian chờ nội tạng để được cấy ghép.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cô gái được ghép tay từ nam thanh niên da đen, 2 năm sau điều kỳ diệu bỗng xảy ra

Cô gái được ghép tay từ nam thanh niên da đen, 2 năm sau điều kỳ diệu bỗng xảy ra

Các bác sĩ Ấn Độ gần đây đã báo cáo trường hợp một cô gái trẻ gần ba năm trước đã trải qua cấy ghép tay từ người hiến tặng là một nam thanh niên, kỳ lạ là bàn tay đã thay đổi màu sắc để phù hợp với màu da của cô gái.

Đăng ngày: 20/03/2020
Tạo ra cơ thể con người… thu nhỏ trong phòng thí nghiệm

Tạo ra cơ thể con người… thu nhỏ trong phòng thí nghiệm

Các nhà nghiên cứu đã tạo ra những gì được cho là mô hình trong phòng thí nghiệm tinh vi nhất trên thế giới về cơ thể con người.

Đăng ngày: 19/03/2020
Nguy hiểm khi uống và dùng cồn 90 độ sát khuẩn

Nguy hiểm khi uống và dùng cồn 90 độ sát khuẩn

Bệnh nhân nghiện rượu đã mua cồn y tế về để uống. Sai lầm này khiến người đàn ông ở Hải Dương hôn mê.

Đăng ngày: 17/03/2020
6 thói quen vệ sinh cá nhân cực sai lầm chúng ta vẫn làm mỗi ngày

6 thói quen vệ sinh cá nhân cực sai lầm chúng ta vẫn làm mỗi ngày

Theo bạn, nên rửa tay trước hay sau khi đi vệ sinh? Cẩn thận nhầm đấy nhé!

Đăng ngày: 17/03/2020
Hydroxychloroquine là thuốc gì? Công dụng và liều dùng

Hydroxychloroquine là thuốc gì? Công dụng và liều dùng

Bạn dùng thuốc hydroxychloroquine để ngăn chặn hoặc điều trị bệnh sốt rét nhiễm trùng do muỗi cắn. Thuốc không có tác dụng đối với một số loại bệnh sốt rét (kháng chloroquine).

Đăng ngày: 17/03/2020
Lần đầu tiên “siêu chất độc” ở cá nóc được tổng hợp nhân tạo thành công

Lần đầu tiên “siêu chất độc” ở cá nóc được tổng hợp nhân tạo thành công

Với độc tính gấp ngàn lần cyanide, tetrodotoxin là một trong những chất độc thần kinh nguy hiểm nhất trong thế giới tự nhiên lần đầu tiên đã được các nhà khoa học tổng hợp qua con đường nhân tạo.

Đăng ngày: 14/03/2020
Sau tai nạn, người phụ nữ mắc bệnh cực dị: Tùy ý điều khiển nhãn cầu

Sau tai nạn, người phụ nữ mắc bệnh cực dị: Tùy ý điều khiển nhãn cầu

Cô Kim Goodman sở hữu khả năng tự do điều khiển nhãn cầu. Chỉ cần ngáp hoặc hắt hơi, nhãn cầu của cô sẽ lồi ra khỏi hốc mắt khoảng 1,2cm.

Đăng ngày: 14/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News