Ecuador phát hiện rạn san hô hoàn toàn nguyên sơ hàng nghìn năm tuổi, chưa từng biết đến
Ngày 17/4, Bộ Môi trường Ecuador cho biết, các chuyên gia đã phát hiện một rạn san hô chưa từng được biết đến, với cuộc sống sinh vật biển vô cùng phong phú ở ngoài khơi quần đảo Galapagos của nước này.
Cá tập trung tại rạn san hô cổ xưa và nguyên sơ ở Ecuador. (Nguồn: Reuters)
Trong một thông báo trên Twitter, Bộ trưởng Môi trường Ecuador Jose Davalos nêu rõ: "Một đoàn thám hiểm khoa học nước sâu đã phát hiện rạn san hô hoàn toàn nguyên sơ, dài khoảng 2km, ở độ sâu 400 mét, trên đỉnh của một ngọn núi dưới biển. Galapagos một lần nữa lại khiến chúng ta kinh ngạc!".
Các nhà khoa học từng tin rằng rạn san hô duy nhất ở Galapagos sống sót qua thời kỳ El Nino năm 1982 và 1983 là rạn san hô Wellington, nằm dọc theo bờ biển của đảo Darwin. Tuy nhiên, phát hiện mới này xác nhận rằng vẫn còn rạn san hô khác tồn tại.
Rạn san hô nói trên có hơn 50% san hô còn sống. Ông Stuart Banks, nhà nghiên cứu cấp cao về biển thuộc Quỹ Charles Darwin, một thành viên của đoàn thám hiểm trên nhấn mạnh: "Điều này rất quan trọng ở cấp độ toàn cầu do nhiều hệ thống nước sâu đang bị tổn hại".
Ông cũng cho rằng, rạn san hô này đã vài nghìn năm tuổi.
Trong năm 2022, Ecuador đã mở rộng khu bảo tồn thêm 60.000 km2 trên diện tích 138.000 km2 hiện có nhằm bảo vệ các loài vật di cư có nguy cơ tuyệt chủng giữa Galapagos và đảo Cocos ở Costa Rica.
Quần đảo Galapagos - nơi truyền cảm hứng để nhà khoa học Charles Darwin xây dựng nên thuyết tiến hóa - cũng là nơi sinh sống của rùa khổng lồ, chim hải âu, chim cốc và nhiều loại động vật khác.
Trong số đó, có nhiều loài đang bị đe dọa tuyệt chủng.

Đại dương sâu đến mức nào?
Độ sâu trung bình của đại dương là khoảng 3.700m. Điểm sâu nhất của đại dương được biết đến hiện nay là Challenger Deep thuộc rãnh Mariana với độ sâu khoảng 10.935m (gần 11km).

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông
Những con cá quả thông "vũ trang" bản thân như những xe bọc thép hầm hố, là sinh vật gây thích thú có ở vùng biển Đông. Loài cá này yêu cầu ngặt nghèo về điều kiện sống.

Một loài khác đang phát triển bộ não giống con người
Dù bị chia cắt bởi 500 triệu năm tiến hóa, bản kế hoạch chi tiết về một bộ não thông minh, phức tạp vẫn được bảo tồn trong cơ thể hai loài, một trong hai là con người.
