Em bé chỉnh sửa gene ở Trung Quốc: Công bố kết quả điều tra ban đầu

Trung Quốc ngày 21/1 công bố báo cáo điều tra ban đầu vụ một nhà khoa học nước này thực hiện thử nghiệm chỉnh sửa gene người gây chấn động tháng 11/2018.

Theo CGTN, Trung Quốc đã công bố báo cáo điều tra ban đầu vụ chỉnh sửa gene của hai bé gái sinh đôi tháng 11/2018 tại nước này, cam kết xử lý nghiêm khắc đối với nhà khoa học He Jiankui có liên quan.

Báo cáo xác nhận nhà khoa học đã thực hiện các thử nghiệm bị cấm theo luật pháp Trung Quốc. Theo báo cáo, He Jiankui tự mình hành động và đã giả mạo các giấy tờ xét duyệt.

Tháng 11/2018, giáo sư He thông báo sự ra đời của "những em bé chỉnh sửa gene đầu tiên trên thế giới" có khả năng miễn nhiễm với HIV.

Em bé chỉnh sửa gene ở Trung Quốc: Công bố kết quả điều tra ban đầu
Nhà khoa học He Jiankui. (Ảnh: CGTN).

Hơn 120 nhà khoa học Trung Quốc ký tên vào bức thư phản đối nghiên cứu này với lý do "ảnh hưởng sâu sắc đến vấn đề đạo đức". Trung Quốc sau đó đình chỉ mọi dự án nghiên cứu của He và điều tra nhà khoa học này.

Vụ việc gây chấn động cộng đồng và giới khoa học với nhiều tranh cãi về pháp lý và đạo đức. Quá trình thực hiện thí nghiệm cũng được đánh giá là có nhiều lỗi kỹ thuật.

Báo cáo điều tra kết luận ông He: “đã tổ chức một nhóm dự án, bao gồm các nhân viên nước ngoài, cố ý tránh sự giám sát và sử dụng công nghệ có độ an toàn và hiệu quả không chắc chắn để thực hiện hoạt động chỉnh gene trên phôi người với mục đích sinh sản, việc bị cấm ở Trung Quốc".

Theo báo cáo, từ tháng 3/2017 đến tháng 11/2018, He làm giả giấy tờ phê duyệt và tuyển 8 cặp đôi tham gia thử nghiệm, kết quả 2 trường hợp có thai. Một trong hai người mẹ này sinh ra cặp sinh đôi Lulu và Nana, một người phụ nữ khác vẫn đang mang bào thai chỉnh sửa gene.

Các điều tra viên cho biết He cùng đội dự án và các tổ chức liên quan sẽ bị phạt theo quy định và luật pháp Trung Quốc. Trong khi đó, cặp trẻ sinh đôi sẽ được cơ quan chức năng tỉnh Quảng Đông theo dõi y tế.

Giải thích trước đó, He Jiankui cho rằng y học nên coi việc chỉnh sửa gene là một công nghệ để chữa các loại bệnh di truyền, khẳng định ông không ủng hộ việc sử dụng chỉnh sửa geneđể làm những việc khác ngoài chữa bệnh.

Ông He lập luận chỉnh sửa gene chỉ là một bước tiến của thụ tinh trong ống nghiệm, và trước kia khi đứa trẻ thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên ra đời cũng từng gây ra nhiều phẫn nộ trong xã hội.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Chế độ ăn đặc biệt có thể cứu 11,6 triệu người mỗi năm

Chế độ ăn đặc biệt có thể cứu 11,6 triệu người mỗi năm

Các nhà khoa học vừa tìm ra một chế độ ăn đặc biệt có thể giúp cứu sống 11,6 triệu người trên thế giới mỗi năm.

Đăng ngày: 22/01/2019

"Người cây" Bangladesh tái nhập viện vì bệnh nặng hơn

Người đàn ông tự ý trốn viện sau 25 lần phẫu thuật loại bỏ lớp mụn cóc tua tủa trên tay chân phải quay lại nhập viện.

Đăng ngày: 22/01/2019
10 mối đe dọa sức khỏe nhân loại 2019

10 mối đe dọa sức khỏe nhân loại 2019

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố 10 mối đe dọa sức khỏe toàn cầu năm 2019. Trong số này, lần đầu tiên xuất hiện vấn đề không tiêm vắc xin.

Đăng ngày: 22/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News