ESA công bố sứ mệnh dọn rác vũ trụ đầu tiên

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết đang hợp tác với startup ClearSpace để triển khai nhiệm vụ dọn rác vũ trụ đầu tiên vào năm 2025.

Sứ mệnh được đặt tên là ClearSpace-1 sẽ sử dụng một robot trang bị 4 cánh tay để chụp bộ chuyển đổi tải trọng thứ cấp Vega (Vespa) bị bỏ lại bởi thiết bị phóng Vega của ESA vào năm 2013. Mảnh rác vũ trụ nặng 100 kg này đang lơ lửng trên quỹ đạo ở độ cao khoảng 800 km so với mặt đất.

ESA công bố sứ mệnh dọn rác vũ trụ đầu tiên
Robot trang bị 4 cánh tay để chụp lấy rác vũ trụ.

"Tất cả những lần chụp quỹ đạo cho đến thời điểm này đều diễn ra với các đối tượng mục tiêu được kiểm soát hoàn toàn. Các mảnh vỡ không gian thì không thể kiểm soát như vậy, thay vào đó, chúng trôi dạt và thường lộn nhào một cách ngẫu nhiên", Tổng giám đốc ESA Jan Wörner cho biết.

Cơ quan Vũ trụ châu Âu gần đây đã ý hợp đồng trị giá 104 triệu USD với công ty khởi nghiệp ClearSpace của Thụy Sĩ để thực hiện sứ mệnh này. Nhóm sẽ sử dụng robot ClearSpace-1 để bắt Vespa từ quỹ đạo Trái đất tầm thấp và kéo nó xuống bầu khí quyển, nơi cả hai sẽ bốc cháy. Nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch, đó sẽ là lần đầu tiên một mảnh vỡ không gian được loại bỏ khỏi quỹ đạo.

"Nhiệm vụ bắt giữ và xử lý một vật thể không gian có quỹ đạo không kiểm soát là vô cùng thách thức. Với số lượng vệ tinh mới dự kiến tăng nhanh trong thập kỷ tới, việc loại bỏ rác vũ trụ thường xuyên đang trở nên cần thiết để giữ mức độ mảnh vỡ trong tầm kiểm soát, nhằm ngăn chặn hàng loạt vụ va chạm có nguy cơ khiến mọi thứ tồi tệ hơn", Wörner nói thêm.


Mô phỏng robot ClearSpace-1 chụp mảnh rác vũ trụ bằng 4 cánh tay robot. (Video: ClearSpace).

Hiện nay có rất nhiều mảnh vỡ trên quỹ đạo Trái đất tầm thấp, từ các vệ tinh không hoạt động đến các tầng đẩy và bộ phận của phương tiện phóng sau khi phân tách. Chúng đang bay quanh Trái đất với tốc độ lên tới hàng chục nghìn kilomet mỗi giờ, tiềm ẩn nguy cơ va chạm với vệ tinh và trạm vũ trụ trên quỹ đạo, cũng như đe dọa các sứ mệnh không gian trong tương lai.

"Với tốc độ lớn như vậy, ngay cả một con ốc vít cũng có thể gây ra thiệt hại lớn khi va chạm", Giám đốc điều hành ClearSpace Luc Piguet nhấn mạnh. "Robot ClearSpace-1 sẽ dọn dẹp quỹ đạo, đảm bảo các mảnh vỡ không ảnh hưởng đến nhiệm vụ trong tương lai, mang lại lợi ích cho toàn ngành công nghiệp vũ trụ. Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng dịch vụ dọn rác không gian với giả cả phải chăng và bền vững".

Ngoài hợp đồng với ESA, ClearSpace cũng sẽ dựa vào các nhà đầu tư thương mại để trang trải chi phí sứ mệnh. Là một phần của Dự án Sáng kiến Không gian Sạch và Loại bỏ Mảnh vỡ Chủ động/Dịch vụ Trong Quỹ đạo (ADRIOS) của ESA, cơ quan này sẽ cung cấp các công nghệ thiết yếu, bao gồm hướng dẫn nâng cao, cánh tay robot, điều hướng, hệ thống điều khiển và trí tuệ nhân tạo dựa trên tầm nhìn, để ClearSpace-1 tự xử lý mục tiêu của nó.

Vespa được lựa chọn là mục tiêu đầu tiên cho ClearSpace-1 vì nó có hình dáng tương đối đơn giản, kết cấu chắc chắn và có kích thước bằng một vệ tinh nhỏ. Nếu thành công, nhóm có thể tận dụng công nghệ tương tự để xử lý những mảnh vỡ không gian lớn hơn và thách thức hơn trong tương lai.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mỹ lo ngại về trạm vũ trụ của Trung Quốc

Mỹ lo ngại về trạm vũ trụ của Trung Quốc

Mỹ cho rằng mục đích của Trung Quốc trong việc xây dựng trạm vũ trụ mới là tạo ra ưu thế quân sự từ không gian.

Đăng ngày: 19/05/2021
Startup chế tạo máy sản xuất oxy trên Mặt trăng

Startup chế tạo máy sản xuất oxy trên Mặt trăng

Công ty Bỉ đang hoàn thiện công nghệ để tạo oxy từ đất Mặt Trăng cho nhiệm vụ năm 2025 của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA).

Đăng ngày: 18/05/2021
Ảnh chụp Trái đất và Mặt trăng từ khoảng cách 1,5 triệu km

Ảnh chụp Trái đất và Mặt trăng từ khoảng cách 1,5 triệu km

Tàu vũ trụ Hằng Nga 5 đưa mẫu đá Mặt Trăng về Trái Đất cuối năm ngoái, nhưng vẫn tiếp tục nhiệm vụ chụp ảnh từ không gian sâu.

Đăng ngày: 17/05/2021
Giờ đây, các phi hành gia có thể làm sạch đồ lót trong vũ trụ

Giờ đây, các phi hành gia có thể làm sạch đồ lót trong vũ trụ

NASA cho biết, khi quần áo trở nên quá bẩn hoặc có mùi khiến một phi hành gia không thể mặc được nữa.

Đăng ngày: 17/05/2021
Ngôi sao 'sống thọ' cách Trái Đất 16.000 năm ánh sáng

Ngôi sao 'sống thọ' cách Trái Đất 16.000 năm ánh sáng

Nhóm chuyên gia tại Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ (NSF) tìm thấy một trong những ngôi sao cổ xưa nhất vũ trụ nhờ phân tích thành phần hóa học.

Đăng ngày: 16/05/2021
Trung Quốc lắp kính thiên văn mạnh nhất Bắc bán cầu

Trung Quốc lắp kính thiên văn mạnh nhất Bắc bán cầu

Các nhà khoa học Trung Quốc khởi động dự án kính thiên văn trường rộng có khả năng khảo sát toàn bộ bầu trời ở tỉnh Thanh Hải.

Đăng ngày: 16/05/2021
Tìm ra chìa khóa mới cho du hành vũ trụ siêu thanh

Tìm ra chìa khóa mới cho du hành vũ trụ siêu thanh

Thí nghiệm mới về hiện tượng kích nổ mở ra cơ hội phát triển phương tiện du hành không gian bay nhanh gấp 17 lần tốc độ âm thanh.

Đăng ngày: 15/05/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News