ESA phóng thành công sứ mệnh cuối cùng của "siêu tên lửa" Ariane 5

Sau 27 năm phục vụ, tên lửa hạng nặng của Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã chính thức có lần phóng cuối cùng, trước khi ngừng hoạt động.

Rạng sáng 6/7 (theo giờ Việt Nam), Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) phóng thành công tên lửa Ariane 5 tại Sân bay vũ trụ Châu Âu ở Kourou, Guiana thuộc Pháp.

ESA phóng thành công sứ mệnh cuối cùng của siêu tên lửa Ariane 5
Tên lửa Ariane 5 cất cánh trong sứ mệnh cuối cùng, được thực hiện từ Sân bay vũ trụ Châu Âu ở Kourou, Guiana thuộc Pháp ngày 5/ 7 (Ảnh: Arianespace).

Khoảng 2,5 phút sau khi cất cánh, tên lửa đẩy cao 31,6 mét sử dụng nhiên liệu rắn hoàn tất giai đoạn 1. Động cơ duy nhất của nó tiếp tục hoạt động, mang theo 2 vệ tinh của sứ mệnh lên quỹ đạo tầm thấp.

Khoảng 30 phút sau khi bay, vệ tinh đầu tiên có tên gọi Heinrich-Hertz được tách khỏi tên lửa. 3 phút sau, tải trọng thứ hai, được gọi là Syracuse 4B, cũng hoàn tất quá trình các quá trình rời khỏi tên lửa để sẵn sàng đi vào hoạt động.

"Ariane 5 đã hoàn thành xuất sắc công việc của mình", Stephane Israel, Giám đốc điều hành Arianespace, công ty vận hành tên lửa có trụ sở tại Pháp, cho biết trong một tuyên bố. "Giờ đây, nó thực sự là một huyền thoại".

Trước đó vào ngày 16/6, buổi phóng cuối của Ariane 5 đã bị hủy do phát hiện thấy các vấn đề về kỹ thuật. Buổi phóng gần nhất vào ngày 4/7 cũng bị hủy do thời tiết xấu.

Chuyến bay được thực hiện thành công đã kết thúc sự nghiệp hoạt động kéo dài gần 30 năm của tên lửa Ariane 5. Đây cũng là loại tên lửa đẩy mạnh mẽ, có công suất vượt trội so với 4 phiên bản Ariane xuất hiện trước đó.

ESA phóng thành công sứ mệnh cuối cùng của siêu tên lửa Ariane 5
So sánh các tên lửa từ Ariane 1 đến Ariane 5. (Ảnh: ESA).

Người phát ngôn của ESA nhấn mạnh rằng Ariane 5 đã để lại một di sản đáng kinh ngạc về sức mạnh kỹ thuật và độ tin cậy. "Trong suốt thời gian hoạt động, Ariane 5 là tài sản quý báu của châu Âu để đảm bảo khả năng tiếp cận không gian tự chủ của chúng ta", đại diện này chia sẻ.

Lần phóng đầu tiên của tên lửa Ariane 5 được thực hiện vào năm 1996. Tuy nhiên trong lần phóng này, tên lửa đã không chạm tới quỹ đạo, và buộc phải tự hủy sau đó.

Sau thất bại ở lần phóng đầu tiên, tên lửa Ariane 5 đã trở thành một trong những bệ phóng đáng tin cậy nhất thế giới. Nó thực hiện thành công 117 nhiệm vụ, đưa 239 trọng tải lên quỹ đạo. Theo ESA, ước tính tỷ lệ hoàn tất các sứ mệnh của tên lửa lên tới 96%.

Việc phát triển tên lửa thay thế Ariane 5, Ariane 6, đã được tiến hành trong hơn một thập kỷ. ESA cho biết, Ariane 6 sẽ có toàn bộ hệ thống phóng mới, nổi bật với tính linh hoạt, tiết kiệm chi phí và đáp ứng được nhiều kiểu phóng hơn so với Ariane 5.

Theo dự kiến, Ariane 6 sẽ ra mắt vào cuối năm 2023.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hai quả cầu to bằng thành phố đâm sầm,

Hai quả cầu to bằng thành phố đâm sầm, "xuyên không" đến Trái đất

Một tia vũ trụ dị thường vừa hiện ra trước các đài thiên văn Trái đất đã giúp các nhà khoa học lần ra manh mối về cuộc " tàn sát" lẫn nhau của hai vật thể cực kỳ đáng sợ trong vũ trụ.

Đăng ngày: 06/07/2023
Trái đất có thể đã sinh ra một hành tinh, nhìn rõ vào tháng 7

Trái đất có thể đã sinh ra một hành tinh, nhìn rõ vào tháng 7

Các nhà khoa học Anh đã khám phá ra một cách hoàn toàn mới để các hành tinh ra đời trong vũ trụ: Không phải " con" của một ngôi sao, mà là con của 2 hành tinh lớn hơn.

Đăng ngày: 05/07/2023
Tìm thấy

Tìm thấy "thứ siêu hiếm" trên Mặt trăng: Cuộc chiến khai thác sẽ nổ ra?

Ý tưởng khai thác một dạng năng lượng sạch và hiệu quả từ Mặt trăng đã kích thích giới khoa học viễn tưởng và thực tế trong những thập kỷ gần đây.

Đăng ngày: 05/07/2023
Trong vũ trụ sơ khai, thời gian trôi chậm gấp 5 lần

Trong vũ trụ sơ khai, thời gian trôi chậm gấp 5 lần

Các chuyên gia lần đầu tiên sử dụng chuẩn tinh làm " đồng hồ" đo sự giãn nở thời gian vũ trụ và xác nhận Eistein đã đúng.

Đăng ngày: 05/07/2023
Tìm ra

Tìm ra "tín hiệu sự sống" cách Trái đất 1.000 năm ánh sáng

Kính viễn vọng không gian hồng ngoại Spitzer của NASA đã bắt được tín hiệu của tryptophan giữa một " vườn ươm sao" hứa hẹn có nhiều hành tinh giống Trái đất ra đời.

Đăng ngày: 05/07/2023
Chuyên gia Nga cảnh báo về nguy cơ

Chuyên gia Nga cảnh báo về nguy cơ "vũ khí hóa" thiên thạch

Một chuyên gia quân sự của Nga đã cảnh báo rằng Mỹ và đồng minh phương Tây đang thử nghiệm việc tạo ra vũ khí từ các thiên thạch và tiểu hành tinh.

Đăng ngày: 05/07/2023
Nếu đổ toàn bộ nước của Trái đất lên Mặt trời, chuyện gì sẽ xảy ra?

Nếu đổ toàn bộ nước của Trái đất lên Mặt trời, chuyện gì sẽ xảy ra?

Dùng toàn bộ nước của Trái đất đổ lên Mặt trời có thể gây ra thảm họa không ngờ. Đó là gì?

Đăng ngày: 04/07/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News