Kính viễn vọng James Webb tìm thấy ánh sáng ngoạn mục của sao cổ đại
Kính viễn vọng James Webb tiếp tục xuyên không hàng tỷ năm về quá khứ và chụp được những thước ảnh chuẩn tinh chưa từng có trước đây.
Theo BGR, James Webb đã làm được những điều điên rồ nhất kể từ khi bắt đầu hành trình chinh phục vũ trụ của nó. Kính viễn vọng mới nhất không chỉ chụp được nhiều hình ảnh đáng kinh ngạc về vũ trụ, mà mới đây còn xuyên qua được 11,5 tỷ năm về quá khứ để nhìn thấy “rainbow knot - nút thắt cầu vồng”.
Mới đây, các nhà thiên văn học thậm chí còn nhìn sâu xa hơn nữa vào quá khứ với Webb, khi phát hiện ra ánh sáng sao từ một số quasar (chuẩn tinh – những thiên hà cực xa và cực sáng) có niên đại cổ xưa nhất mà nhân lại từng chứng kiến.
Hai thiên hà cổ được nhìn thấy ở trạng thái nguyên sơ khi vũ trụ chưa đầy một tỷ năm tuổi. Vũ trụ ngày nay đang được ước tính khoảng 13,8 tỷ năm tuổi, nên phát hiện mới của James Webb đã mang về hình ảnh của một trong những thiên hà cổ xưa nhất mà giới thiên văn quan sát được cho đến nay. Các nhà thiên văn học cho biết ánh sáng từ hai thiên hà này phải mất 12,9 và 12,8 tỷ năm để đến Trái đất.
Hai chuẩn tinh từ hơn 12 tỷ năm trước vừa được phát hiện bởi James Webb.
Các quan sát về hai chuẩn tinh cổ đại này tiết lộ rằng khối lượng của chúng lần lượt gấp 130 tỷ và 30 tỷ lần khối lượng Mặt Trời, cũng như khối lượng của các lỗ đen bên trong các thiên hà đó cũng lớn hơn 1,4 tỷ lần và 200 triệu lần so với khối lượng Mặt Trời.
Thông tin này không chỉ làm sáng tỏ về những thiên hà thuở sơ khai, mà còn cho thấy rằng khối lượng của những thiên hà này và các lỗ đen của chúng đều giống với những gì giới thiên văn đã thấy trong các đợt quan sát thiên hà khác gần đây.
Giới thiên văn học xem chuẩn tinh là một số thực thể cực đoan nhất trong vũ trụ. Những thực thể này được cung cấp năng lượng bởi các lỗ đen siêu lớn được bao quanh bởi bụi và khí, phần lớn trong số đó được bồi tụ vào các lỗ đen ở trung tâm của các thiên hà mà chúng cư trú. Chuẩn tinh thường được biết đến với ánh sáng đặc biệt rực rỡ.
Nguyên nhân chuẩn tinh hình thành vẫn còn là một bí ẩn. Tuy nhiên, khám phá mới của James Webb đã giúp nhân loại hiểu hơn về những chuẩn tinh cổ đại và khoảng cách mà chúng có thể được tìm thấy cách Trái đất bao xa, điều này rất thú vị đối với những người đang cố gắng làm sáng tỏ những bí ẩn của vũ trụ sơ khai.

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!
Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh
Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng
